cam đoan với chúng ta rằng Mác và Angghen không tin khả năng có thể
xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa riêng biệt chỉ vì lý do độc nhất hai
ông “đã không bao giờ mơ ước” (neither Marx nor Engels had ever dreamt
- cả Mác, cả Angghen, chưa bao giờ mơ ước) có một công cụ mạnh như là
sự độc quyền về ngoại thương. Người ta không thể đọc những dòng này mà
không cảm thấy phiền muộn đối với những tác giả cao tuổi ấy. Việc quốc
hữu hóa các ngân hàng và thương nghiệp, đường sắt và tàu buôn, đối với
cách mạng xã hội chủ nghĩa, cũng thiết yếu như là việc quốc hữu hóa các
phương tiện sản xuất, kể cả các phương tiện của các ngành công nghiệp
xuất khẩu. Độc quyền ngoại thương chỉ làm cái việc tập trung trong tay
Nhà nước các phương tiện vật chất của nhập khẩu và xuất khẩu. Nói rằng
Mác và Angghen không mơ ước đến điều đó tức là nói họ không mơ ước
có cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tai hại hơn, Vônma lại công nhận độc
quyền ngoại thương là một trong những nguồn sống quan trọng nhất của
“Nhà nước xã hội chủ nghĩa riêng biệt”. Mác và Angghen có lẽ cần phải
học cái bí quyết ở tác giả này nếu không phải là tác giả này đã học được ở
Angghen và Mác. “Lý thuyết” chủ nghĩa xã hội thành công trong riêng một
nước mà Stalin không trình bày và biện hộ ở đâu cả, qui về một quan niệm
xa lạ đối với lịch sử và thật ra cằn cỗi, theo đó những tài nguyên thiên
nhiên phong phú của Liên xô cho phép nó xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
phạm vi biên giới địa lý của nó. Người ta cũng có thể khẳng định một cách
tương tự, chủ nghĩa xã hội sẽ thắng nếu dân số thế giới kém hơn mười hai
lần dân số hiện có. Thực tế, lý thuyết mới đó tìm cách áp đặt vào ý thức xã
hội một hệ tư tưởng cụ thể: cách mạng đã vĩnh viễn hoàn thiện, các mâu
thuẫn xã hội giảm đi dần dần: người phú nông sẽ dần dần bị hút vào chủ
nghĩa xã hội; nhìn trong toàn bộ và độc lập với các sự kiện bên ngoài, sự
tiến hóa sẽ tiến những bước đều đặn và hòa bình. Bukharin, người phát
minh ra lý thuyết mới đó, coi như đã được chứng minh không ai bác bẻ
được, tuyên bố rằng: “Những khác biệt giai cấp trong đất nước chúng ta
hoặc kỹ thuật còn lạc hậu của chúng ta, sẽ không đưa chúng ta đến thất bại;
chúng ta có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trên chính cái nền móng kỹ thuật
nghèo nàn ấy; sự tiến triển của chủ nghĩa xã hội ấy sẽ rất chậm, chúng ta sẽ