CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 252

kiến sứ mệnh lịch sử của tầng lớp quan liêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong riêng một nước. Một cuộc tranh luận mở ra chung quanh vấn đề này,
có vẻ là kinh viện đối với nhiều đầu óc thiển cận. Nhưng thật ra đã biểu
hiện bước đầu suy thoái của Đệ tam Quốc tế và chuẩn bị sự ra đời của Đệ
tứ Quốc tế.
Cựu đảng viên cộng sản Pêtơrôp mà chúng ta đã biết, ngày nay là
dân ngoại kiều bạch vệ, kể lại trong các hồi ký của anh ta sự phản ứng
mạnh mẽ của những cán bộ quản lý thanh niên đối với quan niệm buộc
Liên xô phải tùy thuộc vào cách mạng quốc tế. “Sao thế! Chúng ta tự mình
không đem lại nổi hạnh phúc cho nước chúng ta hay sao? Nếu theo Mác là
phải khác, chúng ta không phải là mácxít nữa, chúng ta là những người
bônsêvích Nga, thế thôi!” Kèm vào hồi ký về những cuộc tranh luận các
năm 1923 -1926, Pêtơrôp thêm: “Bây giờ tôi không thể không nghĩ rằng lý
thuyết chủ nghĩa xã hội thành công trong riêng một nước không phải chỉ là
một sự sáng tạo của Stalin”. Đúng lắm! Nó diễn đạt rất đúng cảm tưởng của
giới quan liêu; khi nói về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, họ hiểu đó là
thắng lợi của chính họ.
Để biện hộ cho sự đoạn tuyệt của ông ta với truyền thống quốc tế
mácxít, Stalin còn trâng tráo đến mức cho rằng Mác và Angghen đã không
biết có… qui luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, do Lênin
khám phá. Lời khẳng định ấy xứng đáng chiếm hàng đầu danh mục những
của lạ về tư tưởng. Sự phát triển không đồng đều đánh dấu toàn bộ lịch sử
nhân loại và đặc biệt là lịch sử thời kỳ chủ nghĩa tư bản. Năm 1926 nhà viết
sử và kinh tế học trẻ Xônxep (Solntsev), một chiến sỹ có năng khiếu khác
thường và phẩm chất đạo đức hiếm có, chết trong nhà tù xô viết vì tham gia
phái đối lập cánh tả, đã có một ghi chú tuyệt hay về quy luật phát triển
không đồng đều như người ta tìm thấy trong tác phẩm của Mác. Công trình
ấy lẽ cố nhiên không được công bố ở Liên xô. Do những lý do ngược lại,
người ta cấm tác phẩm của một đảng viên xã hội – dân chủ Đức, đã chôn
cất và quên đi lâu ngày, tên là Vônma (Volmar), năm 1878, chủ trương
“một Nhà nước xã hội chủ nghĩa riêng lẻ” là có thể được – ông ta nhắm
nước Đức chứ không phải nước Nga - bằng cách nêu ra “quy luật phát triển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.