CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 253

không đồng đều” mà người ta nói với chúng ta là vẫn không được biết cho
đến thời Lênin.
Gioọc Vônma (Georg Volmar) đã viết: “Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi
một cách tuyệt đối phải có một nền kinh tế phát triển và nếu chỉ cần có thế,
nó sẽ phải đặc biệt mạnh ở nơi nào mà sự phát triển kinh tế cao nhất. Trong
thực tế, vấn đề đặt ra hoàn toàn khác. Không chối cãi được, nước Anh là
nước tiên tiến nhất về kinh tế, nhưng ta thấy ở đó chủ nghĩa xã hội đóng
một vai trò thứ yếu, trong khi ở Đức, một nước kém phát triển hơn, lại trở
thành một lực lượng đến mức làm cho cái xã hội cũ không còn được yên
ổn…”. Sau khi chỉ ra sức mạnh của những nhân tố lịch sử đã quyết định
các sự kiện, Vônma nói tiếp: “Rõ ràng những phản ứng qua lại của một số
nhân tố lớn như thế, về phương diện thời gian và hình thái, làm cho không
thể có được một sự tiến hóa giống nhau, dù chỉ là trong hai nước, chưa nói
là trong tất cả… Chủ nghĩa xã hội cũng tuân theo qui luật đó... Giả thuyết
một thắng lợi cùng một lúc của chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước văn
minh là giả thuyết không thể có, cũng như không thể có hiện trạng các
nước văn minh bắt chước xây dựng một Nhà nước xã hội nghĩa mà tương
lai sẽ thành lập. Như vậy chúng ta đi đến kết luận khả năng xây dựng một
Nhà nước xã hội chủ nghĩa riêng biệt mà tôi muốn chứng minh, nếu không
phải là điều duy nhất, ít nhất cũng là điều sát với thực tế nhiều nhất.” Cuốn
sách ấy, viết khi Lênin mới có tám tuổi, giải thích về qui luật phát triển
không đồng đều còn đúng hơn nhiều những giải thích của các người kế
nghiệp xô viết kể từ mùa thu năm 1924. Cần lưu ý rằng ở đây Vônma, lý
thuyết gia hạng hai, chỉ mới nhân dịp bình luận những ý kiến của Angghen
mà chúng ta thấy bị qui là không có hiểu biết về điểm này. “Nhà nước xã
hội chủ nghĩa riêng biệt” từ lâu đã chuyển từ lĩnh vực giả thuyết lịch sử
sang lĩnh vực thực tiễn, không phải ở Đức mà ở Nga. Sự kiện cô lập ấy của
nó nói lên sức mạnh tương đối của chủ nghĩa tư bản và cái yếu kém tương
đối của chủ nghĩa xã hội. Giữa Nhà nước “xã hội chủ nghĩa” cô lập và xã
hội hội chủ nghĩa xóa bỏ vĩnh viễn Nhà nước còn phải vượt qua một
khoảng cách lớn, đó là con đường của cách mạng thế giới.
Bêatơrit (Béatrice) và Xitnây Oep (Sidney Webb) về phía họ, họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.