người đọc, sao chép các báo cáo ở các dinh chưởng ấn Mátxcơva và các bài
báo viết vào các kỳ khánh tiết...
Tình hữu nghị của người ta đối với giới quan liêu xô viết không
phục vụ cách mạng vô sản; đúng hơn lại có tác động chống lại nó. Hẳn rằng
các tác giả Oép sẵn sàng nhìn nhận hệ thống xô viết một ngày kia sẽ lan
tràn khắp thế giới. “Nhưng bằng cách nào, bao giờ, có những sửa đổi gì,
bằng một cuộc cách mạng bạo lực, hay bằng một sự thâm nhập hòa bình,
mô phỏng có ý thức, là các câu hỏi chúng tôi không thể trả lời”.( But how,
when, with that modifications, and whether through violent revolution or
by pieceful penetration, or even by conscious imitation, are questions we
cannot answer”- đã dịch ở trên). Lối tránh né ngoại giao ấy, thực tế là một
câu trả lời không che đậy và nêu lên đặc tính của những “người bạn”, cho
ta biết tình bạn của họ đến đâu. Nếu mọi người đều trả lời câu hỏi về cách
mạng như trên, thí dụ như trước năm 1917, thì sẽ không có Nhà nước xô
viết ngày đó và các người “bạn” Anh Quốc sẽ hướng tình cảm của họ về
những đối tượng khác...
Các tác giả Oép tuyên bố, coi như là một sự dĩ nhiên, không nên đặt
hy vọng vào những cuộc cách mạng ở châu Âu trong một tương lai gần gũi;
họ thấy trong luận điểm ấy một bằng chứng bảo vệ cho sự chính lý của học
thuyết chủ nghĩa xã hội trong riêng một nước. Với tất cả uy tín của những
người coi cách mạng tháng Mười là một sự bất ngờ, hơn nữa, một điều khó
coi, họ thuyết giáo cho chúng ta sự cần thiết phải xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong phạm vi biên giới của Liên Xô, vì không còn viễn ảnh nào khác.
Vì lẽ đó, người ta phải cố ráng và lễ độ lắm mới không khỏi nhún vai.
Chúng ta chỉ có thể tranh luận với các tác giả Oép về sự cần thiết và cách
thức chuẩn bị một cuộc cách mạng ở nước Anh chứ không về việc xây
dựng các nhà máy hoặc việc dùng phân hóa học ở Liên Xô. Nhưng ở điểm
cụ thể đó, các nhà xã hội học thông thái của chúng ta tuyên bố không đủ
thẩm quyền. Và ngay vấn đề đó đối với họ cũng mâu thuẫn với “khoa học”.
Lênin rất ghét bọn tư sản bảo thủ tự cho mình là những người có óc
xã hội và đặt biệt là bọn pha-biêng (sử gia cổ điển) Anh. Bảng tra theo thứ
tự chữ cái các tác giả được nêu lên trong các tác phẩm của ông chứng tỏ sự