nói phê bình được hoàn toàn tự do ở Liên Xô. Thật là hài hước. Họ nghiêm
chỉnh nêu lên phương pháp “tự phê” được áp dụng như một lao dịch và lúc
nào cũng định trước mục tiêu và các giới hạn của nó.
Ngây thơ chăng? Cả Angghen và Lênin không ai coi Xitnây Oép là
ngây thơ. Tư cách đáng kính thì đúng hơn. Các tác giả Oép trình bày một
chế độ đã thiết lập và những vị thượng khách đáng mến. Họ không tán
thành sự phê phán macxit những gì đang có. Họ tự coi như có bổn phận bảo
vệ di sản cách mạng Tháng mười chống lại phái đối lập cánh tả. Để cho đầy
đủ hơn, chúng tôi xin chỉ ra rằng chính phủ đảng lao động Anh, người đã
ban cho Xitnây Oép huân tước Patsphin, chính là người thời đó đã từ chối
cấp giấy thị lực vào nước Anh cho tác giả cuốn sách này. Xitnây Oép lúc đó
đang soạn cuốn sách của ông ta, bảo vệ Liên Xô trong lĩnh vực lý thuyết và
đế quốc của Anh hoàng trong lĩnh vực thực tiễn. Và đó là một vinh dự cho
ông ta vì ông ta vẫn trung thành với chính mình trong cả hai trường hợp.
Đối với nhiều người tiểu tư sản không phát biểu bằng bút mực,
“tình bạn” gắn bó công khai của họ với Liên xô chứng tỏ họ chia sẻ những
giá trị tinh thần cao cả... Việc gia nhập hội Tam điểm (Franc-maçonnerie)
hoặc các Câu lạc bộ hòa bình chủ nghĩa cũng khá giống với việc tham gia
các hội những người bạn của Liên Xô, bởi vì nó cũng cho phép cùng một
lúc sống hai cuộc sống: một cuộc sống bình thường trong vòng những lợi
ích thường ngày, một cuộc sống khác cao hơn. Thỉnh thoảng những “người
bạn” đến thăm Matxcơva. Họ ghi chú những máy kéo, nhà trẻ, những cuộc
duyệt binh, những người đi khai hoang, những người nhảy dù, tóm lại ghi
tất cả, trừ ghi sự hiện diện của một lớp quý tộc mới. Những người tốt nhất
trong họ nhắm mắt lại vì thù ghét xã hội tư bản. Angđơrê Git (Andre Gide)
thành thật thú nhận: “Phần lớn và phần chính là do sự ngu xuẩn và sự gian
dối của những lời công kích Liên Xô làm cho chúng ta ngày nay bảo vệ
Liên xô một cách ngoan cố.” Sự ngu xuẩn và gian dối của kẻ địch không
thể biện hộ cho sự mù quáng của chính chúng ta. Dù sao, quần chúng cần
những người bạn có cái nhìn sáng suốt.
Cảm tình của đa số những người tư sản cấp tiến và xã hội-cấp tiến
đối với những người lãnh đạo Liên xô có những nguyên nhân không phải