trong Nhà nước lao động, cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đòi hỏi một tổ
chức quân sự và kỹ thuật chuyên môn hóa nhưng bất luận hoàn cảnh nào,
cũng không thể là một đẳng cấp sĩ quan có đặc quyền, đặc lợi. Chương
trình bônsêvích đòi hỏi sự thay thế quân đội thường trực bằng cả nước được
vũ trang.
Ngay từ khi mới thành lập, chế độ chuyên chính vô sản do đó thôi
không còn là chế độ của một “Nhà nước” theo nghĩa cũ của từ đó, nghĩa là
một bộ máy dựng ra để duy trì sự tuân thủ của đại đa số nhân dân. Cùng
với vũ khí, lực lượng vật chất chuyển trực tiếp và nhanh chóng sang tổ
chức, như là các xô viết. Nhà nước, bộ máy quan liêu, bắt đầu tàn lụi ngay
từ ngày đầu của chuyên chính vô sản. Đó là tiếng nói của chương trình hồi
đó cho tới nay vẫn chưa bãi bỏ. Kỳ lạ thật, tưởng chừng như là tiếng nói
của bên kia thế giới phát ra từ lăng tẩm Lênin.
Dù người ta hiểu về bản chất của Nhà nước xô viết như thế nào,
điều không chối cãi được là: sau hai mươi năm, nó còn xa mới “tàn lụi”, và
cũng không bắt đầu “tàn lụi”. Tệ hơn nữa, nó trở thành một bộ máy cưỡng
bức chưa từng có trong lịch sử. Chế độ quan liêu, còn xa mới biến đi, lại trở
thành một sức mạnh không bị kiểm soát, thống trị quần chúng. Quân đội,
còn xa mới được thay thế bằng nhân dân vũ trang, đã dựng nên một đẳng
cấp sĩ quan đặc quyền, đặc lợi, trên thượng đỉnh đã xuất hiện những thống
chế, còn quần chúng ở Liên xô, trong khi nói “thiết lập nền chuyên chính
bằng vũ khí,” không được phép có cả đến gươm, dao, giáo, mác. Dù sức
tưởng tượng cuồng nhiệt đến đâu người ta cũng khó lòng mà hình dung
được sự tương phản lạ kỳ giữa mô hình Nhà nước lao động của Mác-
Angghen và Nhà nước mà Stalin đứng đầu hiện nay. Vừa cứ tiếp tục in lại
các tác phẩm của Lênin (cố nhiên có kiểm duyệt và cắt xén), các thủ lĩnh
hiện nay của Liên xô và các lý thuyết gia đại diện của họ, không tự hỏi
những nguyên nhân nào khiến cho có sự khác biệt quá rõ ràng như thế giữa
chương trình và thực tế. Chúng ta phải cố gắng làm thay họ vậy.
Đặc Tính Lưỡng Diện Của Nhà Nước Xô Viết
Chuyên chính vô sản là cái cầu giữa các xã hội tư bản và xã hội chủ
nghĩa. Bản chất của nó cho nó một tính chất nhất thời. Nhà nước này thực