Việc Nhà nước rút lại chỉ còn những chức năng “kiểm kê và củ soát”, các
chức năng cưỡng bách không ngừng giảm đi theo như yêu cầu của chương
trình, như vậy sẽ dẫn đến một cuộc sống dễ chịu nào đó. Điều kiện cần thiết
ấy không có. Sự chi viện của phương Tây đã không đến. Chính quyền các
xô viết dân chủ trở thành trở ngại, thậm chí không chịu đựng nổi, khi cần
phải ưu đãi các nhóm quan trọng nhất của quốc phòng, công nghiệp, kỹ
thuật, khoa học. Một đẳng cấp những chuyên gia có thế lực về phân phối
được hình thành và mạnh lên nhờ những thao tác không có chút nào là xã
hội chủ nghĩa lấy của mười người đem cho một người.
Quá trình nào và tại sao những thành quả kinh tế to lớn của thời
gian mới rồi, đáng lẽ phải làm dịu bớt sự bất bình đẳng, lại làm tăng lên và
đẩy chế độ quan liêu từ “biến tướng” trở thành hệ thống quyền lực? Trước
khi thử trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nghe những thủ lĩnh có thẩm quyền
nhất của chế độ quan liêu Xô viết nói về chế độ của chính họ.
“Thắng Lợi Hoàn Toàn Của Chủ Nghĩa Xã Hội” Và “Sự Củng Cố Nền
Chuyên Chính”
Thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội đã được nhiều lần thông
báo ở Liên xô và dưới một dạng đặc biệt dứt khoát sau việc “thanh toán
những người Kulak về mặt giai cấp”. Ngày 30 tháng giêng 1931, bình luận
một bài diễn văn của Stalin, báo Sự Thật viết: “Kế hoạch năm năm lần thứ
hai sẽ thanh toán nhữngtàn dư cuối cùng của những nhân tố tư bản trong
nền kinh tế của chúng ta” (chúng tôi gạch dưới). Theo quan điểm này, Nhà
nước sẽ phải tiêu tan, không còn trở lại trong cùng thời gian, bởi vì nó
không còn việc gì để làm nữa, ở chỗ mà “những tàn dư cuối cùng” của chủ
nghĩa tư bản đã thanh toán hết. Chương trình của đảng bônsêvich tuyên bố
về vấn đề này: “Chính quyền Xô viết thừa nhận tính chất giai cấp không
tránh được của mọi Nhà nước, chừng nào chưa hoàn toàn biến đi sự phân
chia xã hội thành giai cấp và, với nó, mọi quyền lực chính phủ”. Có một số
lý thuyết gia Matxcơva khinh suất suy ra rằng thanh toán “những tàn tích
cuối cùng của chủ nghĩa tư bản” – họ chấp nhận là thực tế – là đi đến sự tàn
lụi của Nhà nước. Ý kiến đó tức khắc bị bọn quan liêu coi là “phản cách