do kế hoạch hoặc các chỉ thị định ra; đó không phải là một phạm trù kinh
tế, mà là một phạm trù hành chính có mục đích phục vụ tốt hơn sự phân
phối mới của thu nhập quốc dân theo lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Các giáo
sư ấy quên giải thích làm sao người ta có thể “điều khiển” các giá mà
không biết giá thành thật sự, và làm sao người ta có thể tính ra giá đó nếu
tất cả các giá, đáng lẽ biểu thị số lượng lao động xã hội cần thiết để làm ra
các sản phẩm, lại chỉ biểu thị ý muốn của bộ máy quan liêu. Quả vậy, chính
phủ, để có phân phối mới trong thu nhập quốc dân, nắm trong tay những
đòn bẩy cũng mạnh như các thuế khóa, ngân sách và tín dụng. Theo ngân
sách các khoản chi năm 1936, hơn 37,6 tỉ trực tiếp dành cho các ngành
khác nhau của kinh tế, những tỉ khác cũng gián tiếp đổ vào đến đó. Các
chuyên viên của ngân sách và tín dụng cũng đủ để hoàn thiện cho sự phân
phối theo kế hoạch của thu nhập quốc dân. Còn về giá cả, họ càng phục vụ
tốt cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khi họ diễn đạt trung thực hơn
các tương quan kinh tế ngày nay.
Kinh nghiệm đã có tiếng nói quyết định ở chỗ này. Giá “chỉ đạo”
không có trong đời sống một ấn tượng to lớn như nó có trong các sách vở
thông thái. Giá của nhiều loại được đặt cho riêng một mặt hàng. Trong
những khe hở rộng của chúng tự do lọt vào mọi thứ thủ đoạn đầu cơ, tư vị,
ăn bám và những thói xấu khác, và như thế là thường lệ chứ không phải
ngoại lệ. Đồng mạch đen đáng lẽ là cái bóng ổn định của các giá hàng, chỉ
còn là cái bóng của chính mình.
Lần này lại phải đột ngột thay đổi phương hướng, do những khó
khăn sinh ra từ những thắng lợi kinh tế. Năm 1935 mở đầu xóa bỏ phiếu
bánh mì, các phiếu lương thực được xóa bỏ cho các sản phẩm khác vào
tháng mười, các phiếu cung cấp các mặt hàng thiết yếu bậc nhất cũng được
xóa bỏ vào khoảng tháng giêng năm 1936. Các quan hệ kinh tế giữa những
người lao động thành phố và nông thôn với Nhà nước lại trở về với ngôn
ngữ của tiền tệ. Đồng rúp trở nên một phương tiện tác động của nhân dân
trong các kế hoạch kinh tế, bắt đầu bằng chất lượng và số lượng các mặt
hàng tiêu dùng. Kinh tế xô-viết không thể hợp lý hóa bằng cách nào khác.
Tháng mười hai năm 1935, chủ tịch ủy ban kế hoạch tuyên bố: “Hệ