chế độ cộng sản trong nông nghiệp.
Ngoài việc phá hoại hơn một nửa đàn chăn nuôi, việc này còn một
hậu quả nghiêm trọng hơn nữa: sự thờ ơ hoàn toàn của nông trường viên
đối với tài sản xã hội hóa và kết quả công việc của họ. Chính phủ tiến hành
một cuộc rút lui lộn xộn. Nông dân lại có lại gà mái, lợn, cừu, bò cái với
danh nghĩa của riêng. Họ được nhận những mảnh đất nhỏ ở gần nhà ở.
Cuốn phim tập thể hóa được quay ngược trở lại.
Bởi sự thiết lập trở lại những cơ sở sản xuất cá nhân, chính phủ phải
chấp nhận một sự thỏa hiệp, trả lại một thứ tiền chuộc cho các khuynh
hướng cá thể của nông dân. Các nông trường tập thể tồn tại: như thế, bước
lùi ấy, thoạt nhìn, có vẻ là thứ yếu. Thực tế, khó mà biết đánh giá tầm quan
trọng của nó. Nếu ta bỏ ngoài giới quý tộc trong nông trường, các nhu cầu
hàng ngày của người nông dân trung bình chỉ trông vào phần lớn ở công
việc “làm cho mình” hơn là công việc cho nông trường. Nhiều khi thu nhập
của mảnh đất cá nhân, nhất là khi họ trồng cây công nghiệp, làm vườn hoặc
chăn nuôi, có tới hai, ba lần cao hơn đồng lương nhận được của tập thể.
Việc này, được báo chí xô-viết công nhận, làm nổi bật rất rõ ràng, một mặt
sự lãng phí hoàn toàn man rợ sức lao động của hàng chục triệu đàn ông, và
hơn nữa, của phụ nữ, trong những trồng tỉa thấp, và mặt khác, năng suất lao
động rất thấp trong các nông trường tập thể.
Muốn vực dậy nền đại nông nghiệp tập thể, lần nữa lại phải nói với
nông dân, bằng tiếng nói mà họ nghe lọt tai, nói cách khác, bỏ thuế hiện
vật, trở về với thương nghiệp, mở lại các chợ (thị trường), tóm lại, lại xin
lại của quỷ sứ cái chính sách Tân kinh tế đã bị tống cổ sớm quá. Vậy nên
sự chuyển sang một công tác kế toán tiền tệ ít nhiều ổn định trở thành điều
kiện cần thiết cho sự phát triển sau này của nông nghiệp.
Sự phục quyền cho đồng rúp.
Mọi người biết con cú khôn ngoan cất cánh bay sau khi mặt trời lặn.
Cũng vậy, lý thuyết của hệ thống “xã hội chủ nghĩa” về tiền bạc chỉ có ý
nghĩa đầy đủ vào lúc hoàng hôn của những ảo tưởng về lạm phát. Những
giáo sư ngoan ngoãn đã xây dựng trên những lời phát biểu của Stalin cả
một học thuyết, theo đó giá cả xô-viết, trái với giá cả thị trường, hoàn toàn