Chẳng cần nói ai cũng biết lạm phát có nghĩa là thu một thứ thuế
cực kỳ nặng trên lưng giai cấp cần lao. Còn cái lợi của nó cho chủ nghĩa xã
hội thì còn đáng ngờ. Đúng như thế, bộ máy sản xuất tiếp tục phát triển
nhanh, nhưng hiệu quả kinh tế của những xí nghiệp lớn mới xây dựng được
đánh giá theo những tiêu chuẩn của thống kê, chứ không phải tiêu chuẩn
của kinh tế. Chỉ huy đồng rúp, tức là định cho nó một cách độc đoán một số
sức mua trong các tầng lớp khác nhau của nhân dân, chế độ quan liêu tự
tước mất một công cụ tối cần thiết để đo một cách khách quan những thành
công và không thành công của mình. Thiếu một sự kế toán chính xác, được
che dấu trên giấy tờ bởi những sắp đặt của “đồng rúp ước lệ”, trong thực
tiễn, người ta đi đến chỗ mất yếu tố kích thích cá nhân, năng suất lao động
thấp và chất lượng hàng hóa còn thấp hơn nữa.
Từ thời kỳ đầu của kế hoạch năm năm, tai họa đó đã có những tầm
vóc đáng sợ. Tháng bảy năm 1931, Stalin nêu lên “sáu điều kiện” nổi tiếng,
mà mục đích là để giảm giá thành. Những “điều kiện” ấy (tiền lương hợp
với năng suất lao động cá nhân, tính toán giá thành v.v…) chẳng có gì mới:
những “chuẩn mực của pháp lý tư sản” có từ đầu thời kỳ Tân kinh tế và
được khai triển ở đại hội XII của đảng, đầu năm 1923. Stalin chỉ mới vấp
vào đó năm 1931, dưới ảnh hưởng của hiệu quả ngày càng sút kém của các
vốn đầu tư vào công nghiệp. Trong hai năm tiếp theo, hầu như không có bài
nào trong báo chí xô-viết không viện dẫn đến sức mạnh cứu nguy của các
“điều kiện”. Nhưng lạm phát cứ tiếp tục, những bệnh của nó gây ra lẽ cố
nhiên không thuận với việc chạy chữa. Những biện pháp đàn áp nghiêm
khắc để dẹp bọn phá hoại không đem lại kết quả hơn.
Ngày nay hầu như khó tin được việc quan liêu vừa tuyên chiến với
“sự vô danh” và “chủ nghĩa bình quân” trong lao động, tức là lao động
trung bình, trả bằng một tiền lương “trung bình”, mọi người bằng nhau, lại
vừa tống cho “quỷ sứ” chính sách Tân kinh tế -nói cách khác, sự đánh giá
các hàng hóa bằng tiền, kể cả sức lao động. Một tay thiết lập lại các “chuẩn
mực tư sản”, tay kia của họ (bọn quan liêu) lại hủy mất cái công cụ duy
nhất có ích. Sự đánh tráo rút các “cửa hàng dành riêng” ra khỏi thương
nghiệp và sự hỗn loạn giá cả tất yếu làm biến mất mọi tương quan giữa lao