Leon Trotsky
Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội
Dịch giả: Hoàng Khoa Khôi
- 5 -
TECMIĐO[1] XÔ VIẾT
Tại Sao Stalin Đã Thắng?
Sử gia viết về Liên Xô không thể không kết luận rằng đường lối của tầng
lớp quan liêu lãnh đạo, trong các vấn đề lớn, chứa đầy mâu thuẫn và làm
thành một loạt những đường “dích dắc” (ngoắt ngoéo). Giải thích hoặc biện
hộ cho những “dích dắc” ấy bằng sự “thay đổi của tình thế” thì rõ ràng là
không ổn. Lãnh đạo, ít ra trong một chừng mực nào, cũng phải dự kiến.
Nhóm Stalin không dự cảm được chút nào những kết quả không tránh được
của sự phát triển đã áp đảo lại họ nhiều lần. Họ chỉ chống lại bằng những
phản xạ hành chính, tạo ra sau đó lý thuyết của những bước ngoặt, không
hề nghĩ đến trước đó họ đã thuyết giảng những gì. Những sự việc và tư liệu
không chối cãi được cũng buộc nhà sử gia phải kết luận rằng phía đối lập
cánh tả đã phân tích những quá trình đang diễn ra trong nước đúng hơn rất
nhiều và dự kiến tốt hơn nhiều những chuyển biến sau này.
Thoạt nhìn điều khẳng định ấy có vẻ mâu thuẫn với sự việc đơn
giản là phân số của đảng ít khả năng dự kiến nhất lại thắng lợi không
ngừng, còn nhóm sáng suốt hơn, lại đi từ thất bại này đến thất bại khác. Ý
kiến phản bác đó là tự nhiên và chỉ có sức thuyết phục đối với những ai,
vận dụng tư duy thuần lý vào chính trị, chỉ thấy ở đó một cuộc tranh luận lô
gích hoặc như một ván cờ. Nhưng đấu tranh chính trị xét đến cùng là đấu
tranh của những quyền lợi và lực lượng, chứ không phải của những luận
điểm. Phẩm chất của những người lãnh đạo là yếu tố không phải là không
quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất, cũng không phải là yếu tố
quyết định. Ngoài ra mỗi bên đối lập đòi hỏi những lãnh tụ theo hình ảnh
của họ.
Nếu cách mạng Tháng hai (ở Nga) đã đưa Kêrenski và Sêrêtenli