Nhưng những cái gì trong ý định ban đầu chỉ là biện pháp bức thiết
tạm thời trước những tình huống khó khăn, thì nay lại rất hợp khẩu vị quan
liêu; họ nhìn sinh hoạt nội bộ của đảng hoàn toàn dưới góc độ thuận tiện
cho người cầm quyền. Ngay từ 1922, sức khỏe của Lênin tạm thời khá lên,
Lênin hoảng sợ trước sự lớn lên đầy đe dọa của nạn quan liêu và chuẩn bị
một cuộc tấn công vào nhóm Stalin, nhóm này đã trở thành cái cột trụ bộ
máy đảng, trước khi chiếm lấy cái cột trụ bộ máy Nhà nước. Cuộc tấn công
thứ hai của bệnh tật rồi cái chết không cho Lênin khả năng đọ sức với bọn
quan liêu phản động.
Tất cả những cố gắng của Stalin, và có một lúc cũng là cố gắng của
Dinôviep và Kamênep, nhằm giải thoát bộ máy đảng khỏi sự kiểm tra của
các đảng viên. Trong cuộc đấu tranh ấy cho “sự ổn định” của ban chấp
hành trung ương, Stalin là người nhất quán hơn hết và kiên định hơn hết
trong đám các đồng minh của y. Stalin chẳng cần quay lưng với những vấn
đề quốc tế vì y không bao giờ chú ý tới. Tâm lý tiểu tư sản của tầng lớp
lãnh đạo mới là tâm lý của Stalin. Y tin tưởng sâu sắc rằng việc xây dựng
chủ nghĩa xã hội là thuộc lĩnh vực quốc gia và hành chính. Y coi Quốc tế
Cộng sản là một cái “bất lợi cần thiết” và phải tìm cách lợi dụng triệt để
cho chính sách đối ngoại của Liên xô. Trước mắt y, đảng chỉ đáng giá như
là một cơ quan biết tùng phục.
Đồng lượt với lý thuyết “chủ nghĩa xã hội thành công trong một
nước”, một lý thuyết khác cũng được lập nên cho bọn quan liêu sử dụng.
Theo lý thuyết này thì đối với chủ nghĩa bônsêvich, ban chấp hành trung
ương là tất cả, đảng không là gì hết. Lý thuyết thứ hai ấy được thực hiện
thành công hơn lý thuyết thứ nhất. Lợi dụng cái chết của Lênin, phái quan
liêu bắt đầu mở chiến dịch tuyển người vào đảng, mệnh danh là “khóa
Lênin”. Cánh cửa của đảng được canh giữ cẩn mật cho đến đó, bỗng mở
toang: lao động, công nhân, viên chức lọt vào hàng mảng. Về mặt chính trị,
vấn đề là làm tiêu tan bộ phận tiền phong cách mạng trong một chất liệu
nhân sự thiếu kinh nghiệm và nhân cách, ngược lại chỉ biết vâng lời thủ
trưởng. Ý đồ đó đã thành công. Giải thoát bọn quan liêu khỏi sự giám sát
của bộ phận tiền phong vô sản, “khóa Lênin” đã đánh một đòn chí tử vào