không thể trái với chính mình.
Yêu sách đòi đảng trở về với dân chủ vào thời đó là yêu sách cương
quyết nhất, tuyệt vọng nhất trong các yêu sách của các nhóm đối lập.
Cương lĩnh năm 1927 của phái đối lập cánh tả đòi đưa vào bộ luật hình sự
mục “trừng trị, như một tội phạm nghiêm trọng đối với Nhà nước, mọi sự
hành hạ, ngược đãi trực tiếp hoặc gián tiếp người công nhân vì những lời
nói phê bình của họ”. Sau này người ta lại thấy trong bộ luật hình sự một
mục áp dụng cho sự đối lập.
Về nền dân chủ của đảng, chỉ còn lại những kỷ niệm trong ký ức
của thế hệ già. Với thế hệ này, nền dân chủ của các Xô viết, nghiệp đoàn,
hợp tác xã, tổ chức thể thao và văn hóa đã tan biến. Hệ thống tôn ti thứ bậc
các bí thư trị vì lên tất cả. Chế độ mang tính chất cực quyền trước khi từ
ngữ ấy đến với chúng ta từ nước Đức. Năm 1928 Racôpski viết: “Bằng
những phương pháp làm bại hoại tinh thần, biến những người cộng sản có
tư duy thành người máy, giết chết nghị lực, cá tính, nhân cách, bè đảng
thống trị đã trở thành một chính thể đầu sỏ không thể bãi miễn và bất khả
xâm phạm; và nó đã chiếm chỗ của giai cấp và đảng”. Từ ngày những dòng
chữ bất bình này được viết ra, sự suy thoái đã tiến triển hết sức sâu rộng.
Công an Ghêpêu (Guépéou) đã trở thành yếu tố quyết định trong sinh hoạt
nội bộ của đảng. Tháng ba năm 1936, nếu Môlôtôp đã có thể tự ca ngợi
trước một nhà báo Pháp rằng trong đảng cầm quyền không còn có đấu tranh
phe phái, thì lý do duy nhất là vì các bất đồng quan điểm đã được giải quyết
bằng sự can thiệp của bộ máy công an chính trị. Đảng bônsêvich cựu truyền
đã chết, không còn sức mạnh nào làm nó sống trở lại được.
Song song với sự suy thoái chính trị của đảng, sự hủ hóa của bọn
quan liêu không ai được quyền giám sát, càng tiến triển sâu sắc thêm. Áp
dụng cho bọn công thức cao cấp đặc quyền đặc lợi, danh từ “xốp bua”
(sovnour) – tư sản Xô viết - đã sớm đi vào từ vựng của công nhân. Với
chính sách Tân kinh tế, các khuynh hướng tư sản được một mảnh đất thuận
lợi hơn. Tháng ba 1922, Lênin đã cảnh tỉnh đại hội XI của đảng về sự hủ
hóa của các giới lãnh đạo. Ông nói: nhiều lần đã xảy ra trong lịch sử, người
chiến thắng lại tiếp thu cái văn minh của kẻ chiến bại, nếu nền văn minh