cận những hiện tượng này theo quan điểm mà chúng ta gọi là “duy khoa
học”
. Nhưng phải thừa nhận, tại sao sự thể lại như vậy là điều không dễ
hiểu, và Comte không giúp gì nhiều cho chúng ta trên phương diện này.
Một cách biện minh khả thể cho quan điểm này vốn được những bộ óc
hiện đại nghĩ đến trước tiên lại chỉ giữ một vai trò rất nhỏ trong suy nghĩ
của Comte: đó là ý kiến cho rằng các hiện tượng số đông (mass
phenomena) có thể biểu lộ những thường hiện thống kê trong khi các phần
tử cấu thành dường như không tuân theo các quy luật mà ta có thể nhận
biết
. Ý tưởng này, được phổ biến bởi một người cùng thời với Comte là
Quetelet, dĩ nhiên không phải là nền tảng cho lập luận của chính Comte.
Trên thực tế, rất khó tin là Comte có để mắt đến các công trình của Quetelet
ngoài việc bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Quetelet sử dụng trong nhan đề phụ
của một công trình về “thống kê học thuần túy” thuật ngữ “social physics”
(“vật lí xã hội”) mà Comte cho là thuộc quyền sở hữu trí tuệ của ông.
Nhưng dù là Quetelet dường như phải chịu trách nhiệm gián tiếp đối với
việc sử dụng thuật ngữ mới xã hội học (sodology) trong việc thay thế cho
cái mà đến tận tập thứ tư của bộ Cours Comte vẫn mô tả là “vật lí xã
hội”
, thì ý tưởng chính của ông, vốn đã giữ vai trò hết sức quan trọng
trong ngành xã hội học duy khoa học và lẽ ra phải rất phù hợp với cách tiếp
cận chung của Comte, lại không hề có chỗ trong hệ thống của Comte.
Có lẽ chúng ta sẽ phải tìm kiếm lời giải thích từ quan điểm chung của
Comte về việc coi bất kì những hiện tượng nào mà một ngành khoa học
phải nghiên cứu đều là những “sự vật” cho trước và từ việc ông mong
muốn thiết lập sự tương đồng giữa sinh vật học, ngành khoa học ngay dưới
xã hội học trong hệ thống cấp bậc thực chứng, và ngành khoa học về “tổ
chức hữu cơ tập thể”. Và vì [theo Comte] trong sinh vật học, một điều hiển
nhiên đúng là các sinh vật được chúng ta biết đến nhiều hơn so với các bộ
phận của chúng nên một khẳng định như thế cũng đúng trong xã hội học.