V
Có một khía cạnh mà ở đó Comte không chỉ thừa nhận mà còn nhấn
mạnh sự khác biệt về phương pháp không chỉ của xã hội học mà của tất cả
các ngành khoa học hữu cơ so với phương pháp của các ngành khoa học vô
cơ. Tuy vậy, mặc dù sự khác biệt này xuất hiện giữa hóa học và sinh vật
học, tầm quan trọng của sự “đảo ngược” quy trình này, như Comte tự gọi,
còn lớn hơn nhiều trên phương diện xã hội học, và chúng ta nên trích dẫn
đầy đủ đoạn văn trong đó Comte giải thích điều này trong mối quan hệ trực
tiếp với việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội. “Nhất thiết phải tồn tại”,
ông giải thích, “sự khác nhau cơ bản giữa toàn bộ các ngành vô cơ và toàn
bộ các ngành hữu cơ. Ở nhóm ngành thứ nhất, nơi sự gắn kết giữa các hiện
tượng, như chúng ta đã chỉ ra, không thể hiện rõ, và không mấy ảnh hưởng
đến việc nghiên cứu chủ đề này, chúng ta phải khảo sát tỉ mỉ một hệ thống
mà tại đó các phần tử được biết đến nhiều hơn là tổng thể, và thậm chí có
thể quan sát được một cách trực tiếp và riêng rẽ. Nhưng ngược lại, ở nhóm
ngành thứ hai, nơi con người và xã hội hợp thành đối tượng chính, quy
trình đảo ngược trở thành quy trình duy nhất hợp lí trong phần lớn trường
hợp; đó là một hệ quả khác của cùng một nguyên tắc logic, bởi đối tượng
tổng thể ở đây dĩ nhiên được biết đến nhiều hơn và dễ tiếp cận trực tiếp
hơn”.
Lời khẳng định đáng kinh ngạc này, rằng khi nghiên cứu các hiện tượng
xã hội, tổng thể được biết đến nhiều hơn các bộ phận, lại được đưa ra như
một tiên đề không phải bàn cãi mà chẳng có mấy lời giải thích. Nó có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nắm bắt bộ môn xã hội học, ngành
khoa học mới do Comte sáng tạo ra và được các môn đồ trực tiếp của ông
thừa nhận. Tầm quan trọng của nó còn được nâng lên bởi cách tiếp cận theo
chủ nghĩa tập thể này là nét đặc trưng của hầu hết các nghiên cứu viên tiếp