VI
Sự tương đồng giữa Comte và Hegel trong việc xem xét quá trình tiến
hóa xã hội không chỉ giới hạn trong những khía cạnh mang tính phương
pháp luận này. Ở một mức độ nhất định, đối vói cả hai, xã hội là một tổ
chức hữu cơ theo nghĩa đen. Cả hai đều so sánh những giai đoạn mà quá
trình tiến hóa xã hội phải trải qua với những độ tuổi khác nhau mà một cá
nhân phải trải qua trong cuộc đời mình. Và đối với cả hai, sự phát triển khả
năng kiểm soát có ý thức số phận của mình bởi con người là nội dung chủ
đạo của lịch sử [loài người].
Nói một cách chính xác thì cả Hegel và Comte đều không phải là những
nhà sử học - mặc dù đấy là một sự thật mới được biết đến không lâu vì là
trước đấy người ta có xu hướng gán cho họ, như là một sự đối lập với
những bậc tiền bối của họ, danh hiệu “nhà sử học đích thực” bởi lẽ họ là
hiện thân của “khoa học”, là những người hướng đến không gì khác hơn
việc khám phá ra những quy luật. Song cái “phương pháp lịch sử” mà họ
trình bày đã nhanh chóng thay thế quan điểm của trường phái lịch sử vĩ đại
do Niebuhr hay Ranke thiết lập. Thông thường người ta hay cho rằng Hegel
đã khởỉ xướng duy sử luận sau này vì cách tiếp cận này tin vào sự tiếp nối
tất yếu của “các giai đoạn” vốn hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội; tuy nhiên, ảnh hưởng của Comte đối với chủ nghĩa này có lẽ còn
mạnh hơn Hegel.
Do tình trạng mơ hồ của ngôn ngữ chuyên môn liên quan đến những vấn
đề này
, để cho rõ ràng, tôi phân biệt rạch ròi giữa “trường phái lịch sử”
của đầu thế kỉ XIX và của đại đa số những nhà sử học chuyên nghiệp sau
này với duy sử luận của những người theo Marx, Schmoller hay Sombart.
Những người trong nhóm sau tin rằng, bằng việc tìm ra những quy luật của
sự phát triển, họ đã có trong tay cái chìa khoá duy nhất để mở cánh cửa tri