thức đích thực về lịch sử, và họ tuyên bố một cách ngạo mạn, phi lí và lộ
liễu rằng những tác gia trước đó, và đặc biệt là những người ở thế kỉ XVIII,
hoàn toàn “không phải là những nhà sử học”. Chẳng hạn, đối với tôi, trên
nhiều phương diện việc David Hume tin rằng thời đại của ông là “thời đại
lịch sử và quốc gia [của ông] là quốc gia lịch sử”
hơn nhiều so với việc những người theo duy sử luận cố tìm cách biến lịch
sử thành một môn khoa học lí thuyết. Những lạm dụng mà cách tiếp cận
duy sử luận này khó có thể tránh khỏi được minh họa rõ nét qua một thực tế
rằng ngay cả một nhà tư tưởng rất có cảm tình với nó như Max Weber cũng
đã từng phải thốt ra là toàn bộ Entwicklungsgedanke [tư tưởng về sự phát
triển] là một “sự lừa đảo lãng mạn”
. Tôi hầu như chẳng có gì để bổ
sung thêm vào sự phân tích bậc thầy của bạn tôi, Karl Popper, người phụ
trách chuyên san Economica trong thời chiến
, về duy sử luận này, trừ
trách nhiệm nhấn mạnh rằng vai trò của Comte đối với chủ nghĩa thực
chứng nhiều như vai trò của Plato đối với Hegel.
Xin được phép nhắc lại, cách tiếp cận duy sử luận này rất ít được những
nhà sử học chân chính quan tâm so với những đại diện của những ngành
khoa học xã hội khác, những người đã áp dụng những cái mà họ tin là
“phương pháp lịch sử”. Gustav Schmoller, nhà sáng lập của trường phái
lịch sử thế hệ sau trong kinh tế học, có lẽ là một ví dụ điển hình nhất của
mẫu người đã được dẫn đường bằng triết học của Comte thay vì của
Hegel
. Tuy nhiên, nếu ảnh hưởng của loại cách tiếp cận duy sử luận
này đáng kể nhất trong kinh tế học, thì nó lại là một trào lưu, bắt đầu ở Đức
và sau đó là các nơi khác, tác động đến tất cả các ngành khoa học xã hội.
Có thể chỉ ra rằng nó đã ảnh hưởng tới lịch sử nghệ thuật
mức độ ảnh hưởng của nó tới nhân loại học và triết học. Và mức độ phổ
biến sâu rộng mà “các triết lí về lịch sử” gặt hái được trong suốt hàng trăm
năm qua, những lí thuyết đã gán cho tiến trình lịch sử một “ý nghĩa” có thể
lí giải, những lí thuyết đã làm ra vẻ chỉ ra cho chúng ta một định mệnh có
thể nhận biết được của loài người, là kết quả mang đậm dấu ấn của sự ảnh
hưởng kết hợp từ cả Hegel và Comte.