CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 279

nhiều so với một Comte “khoa học”. Ở Hegel, ta không thấy có những ý
kiến phản đối kịch liệt quyền tự do không giới hạn của tín ngưỡng như
trong xuyên suốt các tác phẩm của Comte, và nỗ lực của Hegel trong việc
sử dụng bộ máy chính quyền Phổ để áp đặt một học thuyết chính thống có
vẻ rất hiền lành khi đặt bến cạnh kế hoạch của Comte về một “tôn giáo
nhân văn” mới và những hoạch đó hoàn toàn chống lại chủ nghĩa tự do của
ông nhằm tạo ra cái khuôn phép mà ngay cả người ngưỡng mộ đã quá cố
của ông là John Stuart Mill cuối cùng cũng phải liệt chúng vào loại “phá
hoại tự do”

[299]

.

Tôi không có nhiều thời gian để trình bày chi tiết việc những thái độ

chính trị tương tự này đã được phản ánh như thế nào trong những đánh giá
không kém phần giống nhau về các giai đoạn lịch sử khác nhau hoặc các
thể chế khác nhau. Tôi chỉ đưa ra một ví dụ tiêu biểu là cả hai nhà tư tưởng
của chúng ta đều không ưa nhà nước Hi Lạp thời Pericles (Periclean
Greece) và thời Phục hưng, nhưng lại đều ngưỡng mộ Frederick Đại
Đế

[300]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.