manh là: Khoa-Học chưa bao giờ coi những gì con người biết hay nghĩ về
thế giới bên ngoài hay bản thân mình - các khái niệm và thậm chí các chất
liệu chủ quan của các nhận thức bằng cảm giác của họ - là thực tồn tối hậu,
là dữ liệu cần phải chấp nhận. Đối tượng mà nó nghiên cứu không phải là
chuyện con người nghĩ gì về thế giới và các hành vi sau đó của con người,
mà là những gì con người buộc phải nghĩ tới. Những khái niệm mà con
người thực sự sử dụng, cách thức mà con người nhìn nhận thế giới, là một
bức tranh nhất thời, và nhiệm vụ của nhà khoa học là phải thay đổi bức
tranh đó, phải thay đổi các khái niệm, sao cho các mệnh đề đưa ra sau đó
trở nên chính xác và rõ ràng hơn khi đề cập tới các lớp sự kiện mới.
Tất cả những điều này dẫn đến một hệ quả đòi hỏi chúng ta cần bàn luận
thêm một chút nhằm phục vụ những xem xét tiếp sau. Đấy là vai trò đặc
biệt của các mệnh đề số và các phép đo định lượng trong lĩnh vực khoa học
tự nhiên. Người ta thường cho rằng ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp
định lượng trong hầu hết các ngành khoa học tự nhiên là ở chỗ nó đem lại
độ chính xác lớn hơn cho các mệnh đề. Thực sự không hẳn như vậy. Định
lượng không đơn thuần chỉ làm tăng độ chính xác cho một quy trình vốn dĩ
đã khả thi ngay cả khi không được biểu diễn dưới dạng toán học - cốt lõi
của quy trình này là sự phá vỡ những dữ liệu cảm giác (sense data) trực tiếp
của chúng ta và thay thế sự miêu tả dưới dạng các chất liệu cảm giác bằng
sự miêu tả dưói dạng các phần tử mà thay vì chứa các tính chất lại là các
mối quan hệ lẫn nhau thuần túy. Nó là một phần cần thiết trong nỗ lực
chung để giải thoát con người khỏi bức tranh hiện có về tự nhiên, để thay
thế hệ thống phân loại dựa trên cảm giác thông thường bằng một hệ thống
mới dựa trên các mối quan hệ được thiết lập thông qua quá trình kiểm
nghiệm và thí nghiệm có hệ thống.
Trở lại với kết luận tổng quát mà chúng ta đã đưa ra: thế giới mà Khoa-
Học quan tâm tới không phải là thế giới của các khái niệm hiện có hay
thậm chí các cảm nhận hiện có. Mục đích của nó là xây dựng một cách
phân loại mới cho tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về thế giới bên
ngoài. Và để làm được như vậy, nó không chỉ phải tái dựng những khái