điểm này của E. Thier (Rodbertus, Lassalle, Adolf Wagner, Zur Geschichte
des deutschen Staatssozialismus [Jena, 1930], pp. 15-16) có vẻ đã xuất phát
từ sự hiểu biết không đầy đủ về các tác phẩm của trường phái Saint-Simon.
Xem Andler, op. cit, p. 101. Trường hợp của nhà kinh tế Friedrich
List là một trường hợp lạ lùng và vẫn hoàn toàn chưa được khám phá, ở đó
ảnh hưởng của tư tưởng Saint-Simon đối với tư tưởng Đức có vẻ như đã
phát huy tác dụng. Ít nhất đã có bằng chứng về quan hệ trực tiếp của ông
với phái Saint-Simon. List đến Paris, nơi ông đã từng đến vào năm 1823-
24, trên đường trở về từ châu Phi tháng 12 năm 1830. Trong chuyến viếng
thăm trước ông đã làm quen với biên tập viên đầu tiên của Revue
encyclopaedique, trong chuyến thăm thứ hai của ông, chức danh này thuộc
quyền của những người theo chủ nghĩa Saint-Simon và từ tháng 8 năm
1831 trở đi nó nằm trong quyền biên tập của H. Carnot. Mối quan tâm của
List, giống như của những người theo chủ nghĩa Saint-Simon, phần lớn tập
trung vào các dự án đường sắt và mọi nỗ lực liên lạc với những người có
mối quan tâm tương tự hẳn đã phải dẫn ông đến thẳng với những người
theo chủ nghĩa Saint-Simon. Chúng ta biết rằng trước đó List đã gặp
Chevalier và rằng ít nhất ông đã cố gắng làm quen với d’Eichthal (Xem
Schriften, Reden, Briefe của ông, ed. Friedrich List Gesellschati, vol. 4, p.
8.). Hai trong số các bài của ông về đường sắt đã xuất hiện trong Revue
encyclopaedique. Tôi chưa khẳng định được liệu tờ Globe, được ông trích
trong một bài (từ một đoạn văn mà biên tập viên của tờ Schrittenkhông chút
nghi ngờ đã tìm kiếm vô ích trong tạp chí tiếng Anh Globe and Traveller),
có khác với tờ tạp chí cùng tên của phái Saint-Simon hay không, mà dường
như có nhiều khả năng là như vậy (Xem Schriften, vol. 5, [19281, p.
62,554.). Vài năm sau này List dịch Idées Napoléoniennes của Louis
Napoléon, mà khuynh hướng Saint-Simon trong tác phẩm đó chúng ta cần
lưu ý. Giờ đây người ta biết rằng ông viết bản đầu tiên của tác phẩm chính
của mình, cuốn Nationale System der Politischen Oekonomie, trong chuyến
dừng chân thứ ba và dài hơn nhiều tạỉ Paris trong những nầm 30, dưới dạng
một luận văn xuất sắc, và rằng trong luận văn này ông cảm thấy mình bắt