hành các thí nghiệm sử dụng hàng tá vật liệu cũng như chỉ có cơ hội quan
sát một vài tương tác giữa một số ít các nguyên tử trong một khoảng thời
gian xác định. Từ hiểu biết của mình về các chủng loại nguyên tử khác
nhau anh ta có thể xây dựng các mô hình về tất cả các trường hợp khả thể
về khả năng kết hợp giữa chúng thành các đơn vị lớn hơn và bắt các mô
hình này ngày càng phải tái tạo chính xác hơn tất cả các khía Cạnh của một
vài trường hợp để từ đó anh ta có thể quan sát được nhiều hiện tượng phức
tạp hơn. Nhưng các quy luật của thế giới vĩ mô mà anh ta có thể rút ra được
từ hiểu biết của mình về thế giới vi mô luôn mang tính”diễn dịch”
(deductive); bởi hiểu biết của anh ta về dữ liệu liên quan đến hiện tượng
phức là giới hạn nên các quy luật đó rất hiếm khi cho phép anh ta dự đoán
chính xác kết cục của một tình huống cụ thể; và anh ta chẳng thể bao giờ
chứng thực được chúng qua quá trình thí nghiệm mà anh ta có thể kiểm
soát được - mặc dù chúng có thể bị phản chứng khi việc quan sát các sự
kiện mà đáng lí ra theo lí thuyết của anh ta là không thể xảy ra.
Trong một chừng mực nhất định thì một số vấn đề của thiên văn học lí
thuyết có nhiều điểm tương đồng với các vấn đề của nhóm các ngành khoa
học xã hội hơn bất kì nhóm ngành khoa học thực nghiệm nào. Dù thế thì
vẫn có một số điểm khác biệt quan trọng. Trong khi nhà nghiên cứu vũ trụ
có mục đích tìm hiểu tất cả các phần tử hợp thành vũ trụ của anh ta, thì nhà
nghiên cứu các hiện tượng xã hội không thể hi vọng biết gì nhiều hơn các
chủng loại phần tử từ đó vũ trụ của anh ta được tạo nên. Anh ta hầu như
không bao giờ biết được tất cả các phần tử trong vũ trụ của mình và tất
nhiên anh ta sẽ không bao giờ biết tất cả các đặc tính liên quan của mỗi
phần tử. Khiếm khuyết không thể nào tránh được của trí tuệ con người ở
đây đóng vai trò không chỉ là cái dữ liệu cơ bản (basic datum) về đối tượng
mà người nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu, mà vì khiếm khuyết này
cũng đúng luôn với cả người nghiên cứu, nên nó còn là một giới hạn về
mức độ trọn vẹn mà anh ta có thể hi vọng giải thích về các thực tế quan sát
được. Với bất kì hiện tượng xã hội nào, số lượng các biến riêng rẽ mà quyết
định kết quả phát sinh từ một thay đổi nhất định nào đó, trên nguyên tắc, sẽ