CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 58

5

KHÁCH QUAN LUẬN

TRONG CHỦ NGHĨA DUY KHOA HỌC

Những khác biệt cơ bản giữa các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của

nhóm các ngành khoa học tự nhiên và của nhóm các ngành khoa học xã hội
lí giải tại sao một nhà khoa học tự nhiên khi chuyển sang nghiên cứu các
hiện tượng xã hội lại thường cảm thấy rằng anh ta đang làm việc với đám
người luôn mắc phải tất cả các lỗi chết người mà anh ta thường cố gắng
tránh, và vì thế một bộ môn khoa học về xã hội theo các chuẩn mực của
anh ta vẫn chưa tồn tại. Từ suy nghĩ này cho tới nỗ lực tạo ra một ngành
khoa học mới về xã hội thỏa mãn các tiêu chí nhận thức của mình về Khoa-
Học chỉ còn là một bước. Trong bốn thế hệ gần đây, những nỗ lực theo
hướng này liên tục được thực hiện; dù là chúng chưa bao giờ đưa ra được
các kết quả như mong đợi, và dù là chúng thậm chí chẳng tạo ra được một
truyền thống có kế thừa - một biểu hiện của một bộ môn khoa học thực thụ
- thì những cố gắng kiểu này vẫn cứ lặp lại hầu như hằng tháng bởi một ai
đó có tham vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong tư duy xã hội. Thêm
nữa, dù là những nỗ lực này hầu như không diễn ra liên tục, chúng vẫn
thường có chung các nét đặc trưng như chúng ta xem xét ngay dưới đây. Để
thuận tiện, chúng ta có thể phân tích những nét đặc trưng về phương pháp
luận này dưới các chiều kích “khách quan luận”, “tập thể luận” và “duy sử
luận”, đối ứng với “chủ quan luận”, “cá thể luận” và cách tiếp cận lí thuyết
của các bộ môn khoa học xã hội đã phát triển hoàn chỉnh.

Loại thái độ mà chúng tôi gọi bằng cái tên “khách quan luận” trong cách

tiếp cận duy khoa học đối với việc nghiên cứu con người và xã hội đã hé lộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.