hành vi theo cách tương tự trong mối quan hệ với nhau. Điều này ứng dụng
khá nhiều cho cái mà chúng ta vẫn thường xem là các chất liệu cảm giác
đơn giản, như màu sắc, cường độ âm thanh, mùi v.v. cho tới nhận thức của
chúng ta về các cấu hình (Gestalten) mà giúp chúng ta phân loại về mặt vật
lí các vật rất khác nhau như các mẫu vật có một “hình dáng” cụ thể, ví dụ
như một vòng tròn hay một giai điệu nhất đinh. Đối với người theo chủ
nghĩa hành vi hay duy vật lí, việc chúng ta nhận thức được tính chất tương
tự của những vật này là không đáng quan tâm.
Tuy nhiên, không thể biện minh thái độ ngây thơ này bằng những điều
mà bản thân quá trình phát triển của khoa học vật lí dạy bảo chúng ta. Như
chúng ta đã biết, một trong những thành tựu chính của quá trình phát triển
này là những sự vật xuất hiện giống nhau với chúng ta có thể lại không
thuộc cùng loại với nhau theo nghĩa khách quan, tức là, chúng không có các
thuộc tính chung. Tuy nhiên, một khi chúng ta thừa nhận là những sự vật
khác nhau xét trên khía cạnh gây ra các tác động đối với các giác quan của
chúng ta không nhất thiết phải giống với việc chúng khác nhau xét trên
khía cạnh gây ra các tác động lẫn nhau, chúng ta sẽ không còn có cái quyền
xem rằng thứ đối với chúng ta thuộc về cùng một loại hay khác loại lại
cũng là như thế đối với người khác, là một cái gì đó đương nhiên. Việc coi
đây như là một quy tắc là một cơ sở thực nghiệm quan trọng, cái cơ sở một
mặt đòi hỏi chúng ta phải giải thích (một nhiệm vụ của tâm lí học), nhưng
mặt khác đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận như là một mốc căn cứ cơ bản
trong nghiên cứu của chúng ta về hành xử của thiên hạ. Việc những đối
tượng khác nhau được những người khác nhau xếp vào cùng một loại sự
vật, và việc những người khác nhau nhìn nhận cùng một sự vật theo các
biểu hiện khác nhau là những sự thật đáng lưu ý dù cho khoa học vật lí có
thể chỉ ra là những đối tượng này hay những biểu hiện này chẳng có thuộc
tính chung nào cả.
Tất nhiên, đúng là chúng ta chẳng biết gì về tâm trí của những người
khác nhau ngoài những điều biết được thông qua các nhận biết bằng giác
quan, nghĩa là, qua việc quan sát các sự kiện vật lí. Nhưng điều này không