biết là hành động phân [một cái gì đó] vào một phạm trù (hay những phạm
trù) quen thuộc: chúng ta không thể nhận biết được bất kì cái gì hoàn toàn
khác biệt so với các thứ khác mà chúng ta đã từng biết trước đây. Tuy
nhiên, điều này không có nghĩa là mọi thứ chúng ta phân vào một nhóm
trong thực tế phải mang cùng những thuộc tính chung chỉ vì lẽ trên thực tế
chúng ta phản ứng lại với những thứ này theo cùng một cách thức. Có một
sai lầm chung nhưng khá nguy hiểm khi tin rằng mọi sự vật mà các giác
quan hay tâm trí của chúng ta đối xử như là các phần tử của cùng một
nhóm phải có một cái gì đó chung vì lẽ rằng chúng được tâm trí của chúng
ta ghi nhận theo cùng một cách thức. Mặc dù thường sẽ tồn tại một biện
minh khách quan nào đó để lí giải tại sao chúng ta lại xem một số sự vật
nhất định là tương tự nhau, thì điều này không nhất thiết hàm ý rằng đây là
lí giải đúng. Nhưng, trong khi trong nghiên cứu về tự nhiên, nếu các phân
loại không dựa trên bất kì nét tương tự nào liên quan đến hành vi của các
khách thể đối với nhau, chúng sẽ bị xem như là hành vi “lừa gạt” - điều mà
chúng ta bắt buộc phải tránh thì chúng lại có ý nghĩa tích cực trong việc tìm
hiểu hành động con người. Sự khác biệt quan trọng về vai trò của các phạm
trù tâm trí này trong hai lĩnh nghiên cứu tự nhiên và nghiên cứu xã hội là ở
chỗ khi chúng ta nghiên cứu sự vận hành của thế giới tự nhiên bên ngoài thì
các cảm giác và suy nghĩ của chúng ta không phải là các mảnh ghép trong
chuỗi các sự kiện quan sát được - chúng đơn thuần chỉ là các biểu tả về các
mảnh ghép; còn trong cơ cấu vận hành của xã hội thì các cảm giác và suy
nghĩ của chúng ta lại tạo nên một mảnh ghép cốt yếu, các lực lượng thường
trực trong cơ cấu này vận động thông qua các thực thể tâm trí này, những
thứ chúng ta trực tiếp biết đến: trong khi những sự vật nhất định ở trong thế
giới tự nhiên không thể hiện hành vi giống nhau hoặc khác nhau bởi vì
chúng xuất hiện giống nhau đối với chúng ta, thì chúng ta lại thể hiện hành
vi theo một cách thức tương tự hoặc khác nhau bởi vì những sự vật nhất
định xuất hiện giống nhau hoặc khác nhau đối với chúng ta.
Người theo hành vi luận hay chủ nghĩa duy vật lí kiên định - người thực
sự muốn tránh sử dụng các phạm trù vốn có sẵn trong tâm trí của chúng ta