CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 85

bộ môn “khoa học” và là bộ môn khoa học duy nhất về các hiện tượng xã
hội.

Trường phái lịch sử của thế hệ trước, mà sự phát triển của nó gần đây

được nhà sử học người Đức là Meinecke trình bày rất tốt mặc dù dưới một
cái tên dễ gây nhầm lẫn historismus

[58]

, đã xuất hiện chủ yếu để chống lại

các khuynh hướng “thực dụng” và “khái quát hóa” của một số các quan
điểm của thế kỉ XVIII, cụ thể là của người Pháp. Nó nhấn mạnh tới đặc tính
đơn nhất hoặc duy nhất (individuell) của tất cả các hiện tượng lịch sử, rằng
các hiện tượng lịch sử chỉ có thể hiểu được bằng con đường nhân quả, như
là kết quả hợp nhất của nhiều loại lực lượng vận động trong những khoảng
thời gian dài. Nó đối lập sâu sắc với việc diễn giải “thực dụng”, vốn xem
các thể chế xã hội như là sản phẩm của sự thiết kế có chủ ý. Trên thực tế,
nó hàm ý việc sử dụng lí thuyết “compozit” để giải thích cách các thể chế
lại có thể phát sinh như là kết quả không định trước của các hành động
riêng rẽ thực hiện bởi nhiều cá nhân. Một điểm quan trọng cần lưu ý là
trong số những cha đẻ của quan điểm này, Edmund Burke là một trong
những người có vị trí cao nhất và Adam Smith chiếm một vị trí danh dự.

Song, mặc dù phương pháp lịch sử này hàm ý lí thuyết, nghĩa là, một

hiểu biết về các nguyên lí về sự cố kết có cấu trúc các tổng thể xã hội,
nhưng những nhà sử học, những người sử dụng phương pháp này, không
những đã không phát triển các lí thuyết một cách có hệ thống và hầu như
không nhận ra được là họ đã sử dụng chúng, mà còn có khuynh hướng
truyền giảng thành kiến chống lí thuyết, xuất phát từ việc họ không thích
bất kì sự khái quát hóa nào về sự phát triển của lịch sử. Thành kiến chống lí
thuyết này, mặc dù xuất phát từ mục đích chỉ chống lại những loại lí thuyết
sai lầm, vẫn gây ra ấn tượng rằng sự khác nhau cơ bản giữa các phương
pháp thích hợp để nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và để nghiên cứu các
hiện tượng xã hội là đồng nhất với sự khác nhau giữa lí thuyết và lịch sử.
Sự chống đối lí thuyết của một bộ phận lớn các nghiên cứu viên về các hiện
tượng xã hội khiến cho người ta có cảm tưởng rằng sự khác nhau giữa việc
nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu lịch sử là một hệ quả tất yếu của những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.