khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực khoa học tự nhiên và
của lĩnh vực khoa học xã hội; và niềm tin rằng việc tìm kiếm các quy luật
chung cần phải được giới hạn trong nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên,
trong khi phương pháp lịch sử phải thống trị trong nghiên cứu thế giới xã
hội, đã trở thành nền tảng để duy sử luận của thế hệ sau này nảy mầm.
Nhưng trong khi duy sử luận đă bảo lưu quan điểm về tính vượt trội của
nghiên cứu lịch sử trong lĩnh vực này, nó hầu như đã đảo ngược cách nhìn
đối với lịch sử so với trường phái lịch sử thế hệ trước, và dưới ảnh hưởng
của các trào lưu duy khoa học của thời đại, nó đã đi tới chỗ miêu tả lịch sử
như là loại nghiên cứu thực nghiệm về xã hội để từ đó rút ra các quy luật
tổng quát nhất. Lịch sử đã trở thành cội nguồn từ đó một ngành khoa học
mới về xã hội nảy sinh, một ngành khoa học đồng thời vừa mang tính lịch
sử vừa sản sinh ra tri thức lí thuyết mà chúng ta có thể hi vọng gặt hái về xã
hội.
Ở đây chúng ta không xem xét đến các bước thực tế của quá trình
chuyển tiếp từ trường phái lịch sử thế hệ ữước sang trường phái duy sử
luận thế hệ sau. Cần phải lưu ý ngay rằng duy sử luận theo nghĩa được sử
dụng ở đây không phải là sản phẩm của các sử gia mà bởi các nghiên cứu
viên của các chuyên ngành nghiên cứu xã hội, cụ thể là các nhà kinh tế,
những người hi vọng tìm kiếm được con đường thực nghiệm để tiến tới xây
dựng lí thuyết cho chủ thể nghiên cứu của mình. Việc khảo cứu quá trình
phát triển này một cách chi tiết và chỉ ra vi lẽ nào mà những người phải
chịu trách nhiệm về nó trên thực tế lại bị dẫn dắt bởi các quan điểm duy
khoa học trong thời đại của họ cần phải tạm gác lại cho một nghiên cứu lịch
sử ở phần sau
.
Điều đầu tiên mà chúng ta phải điểm qua là bản chất của sự khác biệt
giữa nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu lí thuyết về một chủ đề bất kì nào đó
- đây là điều trên thực tế tạo ra mâu thuẫn khi đòi hỏi rằng lịch sử cần phải
trở thành một ngành khoa học lí thuyết hoặc lí thuyết phải luôn “mang tính
lịch sử”. Nếu chúng ta hiểu được sự khác biệt này thì chúng ta sẽ thấy rõ
ràng rằng chẳng nhất thiết phải có mối quan hệ nào giữa sự khác biệt này