Snow White được đề cử một giải Oscar cho phần nhạc và bài hát
hay nhất vào năm 1938, và được trao giải Oscar danh giá vào năm
1939. Nó còn mang lại hàng triệu đô la lợi nhuận cho Công ty Disney
đồng thời mở ra một thời kỳ hoàng kim của các bộ phim hoạt hình
Disney. Trong vòng 5 năm sau đó, lần lượt các bộ phim lừng danh
khác đã ra đời: Bambi, Pinocchio, Dumbo, cùng bộ phim mà chính
Walt cũng thừa nhận là kiệt tác của ông, Fantasia. Những năm 1950
và 1960 là các bộ phim Cinderella (Cô bé Lọ Lem), Sleeping Beauty,
101 Dalmatians (101 Dalmatians), Jungle Book (Cuốn sách rừng
xanh), và Mary Poppins. Nhưng rồi, từ sau khi Walt qua đời vào
năm 1966, ánh hào quang của hoạt hình Disney cứ thế phai nhạt
dần.
Dù không có nhiều điểm tương đồng với Walt, Eisner vẫn tìm
thấy rất nhiều chi tiết trong câu chuyện cuộc đời Walt đặc biệt
hấp dẫn ông. Như sau này ông viết, “Trên phương diện cá nhân, tôi
vô cùng ngưỡng mộ tinh thần vượt khó, sự lạc quan không hề nao
núng của Walt khi phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ khi còn
bé cho đến tận lúc qua đời. Trên phương diện công việc, tôi vô cùng
khâm phục sức sáng tạo dồi dào cùng những ý tưởng độc đáo xuyên
suốt cả sự nghiệp kéo dài trên 40 năm của Walt, cả với tư cách là một
nghệ sĩ lẫn một doanh nhân.”
Giống như Walt, Eisner cũng tự cho mình là một người sáng tạo,
một nghệ sĩ kể chuyện đại tài. Học chuyên ngành văn học ở trường đại
học, ông từng say sưa viết kịch và luôn tự hào về khả năng đánh giá
kịch bản của bản thân. Walt giao phó cho Roy xử lý các công việc
thường nhật liên quan tới tài chính và quản trị; riêng Eisner đã có
Frank Wells.
Nhưng Eisner cũng nhận thức rất rõ ràng rằng tuổi thơ sung túc
nơi đại lộ Công viên của ông khác xa so với tuổi thơ của Walt. Ông
ngoại của Eisner, Milton Dammann, là một triệu phú tự thân lập