nghiệp. Ông đã tích lũy được khối tài sản nhiều triệu đô la, từng là
Chủ tịch công ty Dao cạo an toàn Mỹ trước khi bán nó cho Philip
Morris. (Có một thời gian, ông ngoại của Eisner còn là cổ đông cá
nhân lớn thứ hai của Philip Morris). Gia đình bên nội của Eisner cũng
rất giàu có. Cụ của ông đã làm nên cơ nghiệp nhờ sản xuất quân
phục cho quân đội và Hội Nam hướng đạo Mỹ. Cha ông từng học tại
Princeton và trường luật Havard còn mẹ xuất thân trong một gia
đình giàu có ở Bedford Hills, New York. Nhà bà lúc nào cũng có
khoảng 15 người làm công và phục vụ.
Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng ông bà của Eisner vẫn
rất cần kiệm, một phẩm chất gắn liền với nếp sống của các gia
đình giàu có truyền thống xưa. Một lần, chàng trai trẻ Eisner đang
đi trên taxi trong trời bão tuyết thì bắt gặp bà của mình, khi ấy đã
ở
tuổi 80, đang đứng chờ xe buýt bên ngoài trung tâm thương mại
Bloomingdale’s. Anh bảo taxi dừng lại, chạy ra đón bà và cương
quyết mời bà lên xe cùng mình. Vậy mà bà đã cật vấn đứa cháu trai:
“Sao cháu lại phí tiền đi taxi thế?” Còn ông của Eisner thì cương
quyết lái xe vào Manhattan qua cầu Willis Avenue chứ không qua
cầu Triborough để có thể tiết kiệm 25 cent phí cầu đường.
Michael, chị Margot cùng cha mẹ vẫn thường xuyên đi về giữa
căn hộ trên đại lộ Công viên, ngôi nhà lớn ở Bedford và một nông trại
ở
Vermont. Từ khi còn bé Michael Eisner đã biết rằng gia đình
mình rất giàu, đặc biệt là ông bà. Nhưng nói chuyện tiền bạc là
điều cấm kỵ, giống như chuyện tình dục vậy. Gia đình họ luôn ác
cảm với những kẻ khoe khoang tiền của hay thích thu hút sự chú ý
của mọi người tới những món tiền quyên góp từ thiện của mình –
một thái độ khá phổ biến ở các gia đình có nền tảng trí thức và giàu
có, nhưng không phải ở Hollywood hay Beverly Hills.
Trên rất nhiều phương diện, Eisner luôn thần tượng cha mình,
Lester, một người đàn ông điển trai có dáng vẻ cường tráng của một