nhà xuất bản Hyperion . Nhưng Eisner do dự với khoản tiền mà
Ovitz đàm phán, mặc dù khoản tiền đó chỉ bằng một nửa số tiền
mà Clancy nhận được nkhi tác giả này làm việc cho Putnam. Stephen
King ký hợp đồng tham gia loạt chương trình truyền hình ngắn
của NBC; Ovitz muốn đề nghị tác giả này tham gia hợp đồng liên
kết xuất bản-truyền hình với Disney. Eisner không cho Ovitz
quyền được tiến xa thêm. Khi MCA/Universal đấu giá Putnam ,
Ovitz gặp ngay giám đốc điều hành của Putnam, ông Phylliss
Grann và đàm phán mua lại công ty xuất bản này với giá 350 triệu
đô la. Chắc hẳn hợp đồng đó sẽ đưa Clancy cùng tối thiểu 12 tác
giả có sách bán chạy nhất về đầu quân cho Disney, và theo quan
điểm của Ovitz thì việc này sẽ đưa tên tuổi của Hyperion lên tầm cao
mới. Eisner bác bỏ hợp đồng này. (Sau đó Putnam được bán cho
Pearson của Anh với giá 336 triệu đô la.)
Tương tự như vậy, Ovitz nghĩ ra một số đề xuất nhằm mở rộng
công ty thu âm Hollywood Records, một lĩnh vực kinh doanh mà ông
nắm rất vững. Khi còn làm việc tại CAA, ông từng đại diện cho
Michael Jackson, Barbra Streisand và Prince suốt nhiều năm và
sau này ông giải thích rằng ông “không có cơ hội” để mời họ về
Hollywood Records bởi công ty này không có khả năng phân phối
toàn cầu và không có sức ảnh hưởng đối với các đài phát thanh.
Hollywood Records không có những tiết mục bom tấn nên không
có tầm ảnh hưởng lớn. Ovitz cho rằng, cũng giống như các tác giả,
các nghệ sĩ thu âm là “những chú chim di trú,” họ đến nơi mà các
siêu sao hàng đầu đặt chân đến. Ovitz cảm thấy hy vọng duy nhất
là đề nghị các nghệ sĩ thu âm sáng giá tham gia các hợp đồng làm
truyền hình và làm phim mà Disney có thể kí kết. “Chúng ta phải
đặt sẵn một tiết mục bom tấn,” ông hối thúc Eisner và Eisner
nhất trí, hoặc ít nhất là Ovitz nghĩ vậy.