Mặc dù có lúc ông cáu giận và đòi hỏi cao trong công việc nhưng
ông vẫn hợp tác rất ăn ý với các họa sĩ hoạt hình và các vị lãnh đạo
khác của bộ phận hoạt hình; trong khi đó, rất nhiều người của bộ
phận chuyển thể có vẻ không bằng lòng với ông. Todd Garner tỏ rõ
thái độ khó chịu. Vẫn tức giận vì bất đồng về Pearl Harbor,
Garner thôi việc tại Disney vào tháng Tư, ngay khi mọi công việc liên
quan đến bộ phim hoàn thành và Garner về làm chung với Roth tại
xưởng phim mới Revolution của Roth. Rob Moore, giám đốc tài
chính của xưởng phim, cũng vậy; Moore mâu thuẫn với Schneider chỉ
5 ngày sau khi Schneider chuyển đến làm việc. Những người ở lại
đều tỏ thái độ không thể chịu đựng ông.
Bruckheimer trở thành nhà sản xuất quan trọng nhất của
Disney; ông vẫn luôn tỏ ra mình là người chuyên nghiệp và lịch sự
nhưng kinh nghiệm cay đắng khi làm Pearl Harbor đã khiến ông
tránh xa Schneider và ông coi Schneider là vị lãnh đạo tạm thời của
xưởng phim – Bruckheimer vẫn nghĩ vị lãnh đạo này sẽ phải ra đi rất
lâu trước khi ông thôi làm phim cho Disney. Tình cảm của mọi người
dành cho Schneider càng khắc nghiệt hơn khi ông bị buộc phải sa
thải 5 nhân viên. Ông không cảm thấy vui vẻ mặc dù chính ông đã
giúp bộ phận phim chuyển thể thu lợi nhuận 350 triệu đô la mỗi năm
dù bộ phận này đang trong tình trạng thua lỗ khi ông về tiếp quản.
Schneider dự tính đợi đến khi Pearl Harbor khởi chiếu vào cuối
tuần của Lễ Tưởng niệm năm 2001, sau đó ông sẽ tuyên bố từ chức
mặc dù ông vẫn trông mong đây là bộ phim cực kỳ ăn khách.
Và ông không phải là vị lãnh đạo duy nhất của Disney có niềm
tin chắc chắn đến vậy về Pearl Harbor. Các cuộc thăm dò khán
giả sau các buổi chiếu thử cho kết quả rất tích cực. 92% người được
hỏi tin rằng bộ phim sẽ công phá phòng vé và đây là con số cao
nhất trong số các bộ phim sẽ ra mắt mùa hè đó. Mặc dù trong thư
gửi cổ đông Eisner đã “rút lại” dự đoán rằng Pearl Harbor sẽ là một