điểm công chiếu phim; MSNBC cũng chiếu chương trình đặc biệt
về quá trình sản xuất bộ phim, mặc dù bộ phận quan hệ công chúng
của Disney hoàn toàn có thể làm chương trình này. Tờ Newsweek
tường thuật lại câu chuyện dài tới 12 trang. Cùng với các chiến dịch
quảng cáo miễn phí, Disney chi tới 70 triệu đô la để giới thiệu về bộ
phim tại Mỹ.
Trong buổi ra mắt phim, hải quân đưa tàu sân bay John C.
Stennis USS từ thành phố San Diego đến thủ phủ Honolulu. Disney
chiếu phim ngay trên tàu sân bay. Lính hải quân Navy SEALS nhảy
dù xuống boong tàu khi đội hình máy bay chiến đấu F-15 bay vù
vù trên đầu. Các cựu chiến binh từng tham gia trận Trân Châu
Cảng là khách mời hàng đặc biệt của chương trình. Dàn nhạc giao
hưởng Honolulu chơi nhạc. Disney bắn pháo hoa sau buổi công
chiếu. Chi phí cho chương trình này lên tới 5 triệu đô la.
Với chiến dịch quảng bá hết sức rầm rộ, Pearl Harbor thực sự
trở thành tin thời sự bởi bộ phim nhận được nhiều lời phê bình gay
gắt và lượng khán giả đáng thất vọng, ít nhất là như vậy nếu tính
theo tiêu chuẩn bị thổi phồng trong buổi tiền công chiếu mà
Eisner vốn lấy làm vô cùng tự hào. Trên tờ Wall Street Journal,
phóng viên Roger Ebert có bài báo tựa đề “Snore-a! Snore-a! Snore-
a!’’ (Ngáy! Ngáy! Ngáy!) rằng Pearl Harbor là “bộ phim thời lượng 2
giờ được bôi ra tận 3 giờ. Trọng tâm của bộ phim là 40 phút hiệu ứng
đặc biệt xoay quanh câu chuyện tình yêu nhạt nhẽo đến không ngờ.”
Không xưởng phim nào dám đương đầu với sức tàn phá của Pearl
Harbor, vì vậy đây là bộ phim duy nhất được khởi chiếu ngày cuối
tuần của lễ Tưởng niệm dù đây là thời điểm bắt đầu mùa chiếu
phim mùa hè và là dịp kiếm tiền của các xưởng phim. Trong tuần
lễ Tưởng niệm, bộ phim thu về 75 triệu đô la, một con số ấn tượng
cho buổi đầu công chiếu nhưng lượng khán giả theo dõi bộ phim
giảm liên tục trong những tuần tiếp theo. Eisner càng bực bội hơn