bằng cao su, đánh tan các thành lũy bằng đất bằng các vòi phun nước áp lực
cao, và thọc sâu vào để đẩy lùi sự phản công của Israel. Máy bay Israel cố
bắn phá những cầu phao của Ai Cập, nhưng đụng phải hỏa lực mạnh từ
mạng lưới phòng không đầy đặc.
Các xe tăng không được chuẩn bị trước của Israel bị các tên lửa chống
tăng bắn gục. Vào sáng hôm sau, mọi pháo đài hoặc bị thất thủ hoặc bị bao
vây bởi quân Ai Cập tràn qua Kênh. Những biện pháp phòng thủ chiến
thuật này đã trở thành những cái bẫy cho quân Israel, buộc họ phải cố cứu
nguy binh lính bị bao vây và đánh thẳng vào bờ kênh hơn là bọc hậu từ xa,
ngoài tầm của các tên lửa phòng không. Khi quân dự bị đã phản công vào
ngày thứ ba, họ được ném dần vào trận địa. Lính Ả Rập không còn có thể
phân tán được nữa do "đụng phải những cái bình rỗng".
Mặt trận Kênh Suez được bình định vào ngày 10 tháng Mười khi quân
Ai Cập thọc sâu vào, trước sự giận dữ của quân Syria và sự tạm lắng của
quân Israel. Ở đây quân Israel cũng quá ít (so với quân địch) và vào ngày
thứ tư, Lữ đoàn Thiết giáp thứ 7 chỉ còn bảy xe tăng, sắp sửa rút lui khi
quân Syria mở cuộc tấn công thần kỳ.
Vận may làm xoay chuyển tình hình được cho là truyền thuyết quân sự
của Israel là kỳ tích của Trung tá "Yossi," người đã vội trở về từ tuần trăng
mật của ông ở Hy Mã Lạp sơn và đưa ra mặt trận lực lượng ứng biến gồm
13 xe tăng được sửa chữa. Lạ là, quân Syria khựng lại và các đội hình bậc
thang phía sau của họ xem chừng muốn rút lui khi thấy xe tăng lù lù tiến
lên. Nhưng báo chí Mỹ đưa tin là Dayan, khi đối mặt với sự thất trận, đã
dọa trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Ngày 11 tháng Mười, quân Israel đã tái
chiếm các vị trí của họ ở Golan. Họ đã phản công, kết thúc cuộc chiến và có
thêm đất so với tuyến ngưng bắn của năm 1967.
Lúc ấy, với lời cầu cứu của quân Syria, vào ngày thứ 14, quân Ai Cập
mở một trong những trận đánh bằng thiết giáp lớn nhất lịch sử, với gần