Đích thân Herzl đã viếng thăm Palesline duy nhất một lần. Một năm
sau đại hội Basic, ông đã dong thuyền tới Constantinople để yết kiến Vua
Đức, Wilhelm II, người đang đi công cán nhằm giành ảnh hưởng ở đế chế
Ottoman. Sau buổi gặp gỡ ban đầu đầy khích lệ, Herzl thẳng đường tới dự
bữa tiệc hoàng gia ở Jaffa và chuẩn bị gửi đại diện của phong trào Phục
quốc tới Vua Đức ở Jerusalem. Wilhelm II khá thích ý tưởng về chủ nghĩa
Phục quốc Do Thái, như cách ảnh hưởng của Đức ở Cận Đông nhằm gây
bất lợi cho Anh. Nhưng vào lúc ông tiếp đón đoàn đại biểu của Herzl ở
Jerusalem, ông đã bỏ qua ý tưởng bảo hộ của Đức ở Palesline, nhất là vì nó
bị nước đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, vua Abdel-Hamid II, kiên quyết chống lại.
Herzl lưu lại Palestine mươi ngày rồi vội vã lên tàu rời đi vì sợ chính quyền
Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắt hoặc có khi còn thủ tiêu ông.
Năm 1902, Herzl cho xuất bản cuốn tiểu thuyết có tên là Vùng đất Tân
Cựu (Altneuland), tuy cách hành văn khô khan nhưng hiện nay hấp dẫn
người đọc. Nó kể về một người Do Thái gốc Vienne thất tình trốn tới một
hoang đảo suốt hai mươi năm và khi trở về đầy ngỡ ngàng vì thấy Palestine
thịnh vượng dưới sự định cư của người Do Thái, một "Xã hội mới'' không
tưởng. Cuốn sách có câu phương châm bất tử: "Nếu bạn muốn, điều bạn
muốn chẳng phải là hoang đường". Đây là kỹ xảo được sử dụng khéo léo
trong kịch trường của Israel để tưởng tượng những gì Herzl đã nghĩ là ông
ta trở về và chứng kiến một nước Israel hiện đại. Liệu ông ta hãnh tiến, đau
buồn hay lúng túng? Herzl đã đặt ra tiêu chuẩn cao nhà nước Do Thái của
ông không chỉ là nơi trú ngụ cho người Do Thái, nhưng còn là mô hình cho
toàn nhân loại về cách kiến tạo một xã hội khoan hòa và không thành kiến.
Israel sẽ là, theo lời của tiên tri Isaiah, "ánh sáng chiếu trên muôn dân
nước".
Những người theo ông, Herzl, với bộ râu đen nhánh và điệu bộ kiêu
hãnh, là một vị tiên tri của thời hiện đại, một Moses mới một lần nữa dẫn