Israel đã sống bằng gươm giáo từ ngày lập quốc. Nó tự hào là đất nước
của các chiến binh. Sự xung đột còn sản sinh ra các biểu tượng của du kích
quân Palestine và trẻ ném đá Palestine. Cửa hàng bán đồ lưu niệm ở phi
trường Ben- Gurion bán những băng hình về những chiến thắng của quân
đội Do Thái. Khăn trùm đầu sọc vuông của nông dân Palestine truyền thống
(Keffiyeh) đã biến thành khoản thời trang cách mạng của người theo chủ
nghĩa Mác, được sinh viên cánh tả mang ở các khu trường sở châu Âu. Các
khu chợ Hồi giáo ở Jerusalem bán cơ man những chiến khăn này để du
khách mua làm kỷ vật.
Qua hàng thập niên xung đột, người Palestine đã chiến đấu, dấy loạn,
cưỡng đoạt máy bay, và đánh bom để chống trả lại ý thức phương Tây, ý
thức đã đày ải họ hàng bao thập niên. Hồi ức về cuộc tàn sát người Do Thái
đã rõ nét ở châu Âu và Mỹ, nhưng cũng nên biết rằng người Palestine cần
một quốc gia riêng của họ. Quốc gia đó không phải Lebanon hay Jordan
nhưng là mảnh đất Palestine lịch sử.
Nhiều người Israel do mệt mỏi vì chiến tranh và xung đột, đã đi đến
kết luận ấy. Trong tiến trình mà cách nhà khoa học chính trị gọi là “hậu-
phục quốc”. Trong đó, chủ nghĩa yêu nước Israel ít mù quáng hơn- những
người Israel đã xem xét lại dần dần nhưng lấy làm đau lòng trước các huyền
thoại dân tộc của họ, lịch sử tuyển chọn họ và cả tác động của cuộc tàn sát.
Không còn những người Israel lập luận rằng không có điều như thế nơi
người Palestine. Hòa ước Oslo đã ký ở Washington tháng Chín năm 1993 là
một nỗ lực để một lần nữa phân chia dần thành nhà nước Ả Rập và Do
Thái. Việc nổ ra sự kiện Al-Aqsa Intifada, được hiểu tựa như “Cuộc nổi dậy
Hồi giáo Al-Aqsa” hồi tháng Mười năm 2000, một phần là nổi loạn nhưng
một phần là chiến tranh, là nhắc nhở rằng cuộc xung đột Ả Rập- Israel, hơn
một thế kỷ còn lâu mới giải quyết được. Người Palestine thì không có quốc