một phần của lời cầu nguyện hàng ngày. Nhiều lễ nghi của đền thờ được
chuyển vào các hội đường, những hội đường được xây quay về địa điểm
của đền thờ và được truyền cảm hứng bởi kế hoạch ngầm của nó. Đền thờ
trở thành biểu tượng của sự cứu độ cho dân Do Thái, và là trụ cột để bảo
tồn sự đồng nhất tập thể. Lời than khóc của những kẻ tha hương ở Babylon
giờ đây thích đáng hơn bao giờ hết, và vẫn là trong số những diễn cảm lâu
dài nỗi nhớ Jerusalem:
Bên những dòng sông của Babylon, chúng ta ngồi, chúng ta khóc, khi chúng ta
nhớ Zion.
Chúng ta treo những cây đàn hạc lên những cây liễu.
Vì ở đây chúng ta bị giam cầm, được yêu cầu hát lên bài ca: và họ bỏ mặc
chúng ta, chúng ta được bảo là hãy vui lên, hãy hát lên một trong những bài ca của
Zion.
Làm sao chúng ta có thể hát được bài ca của Chúa nơi đất khách? Nếu ta quên
mi, Hỡi Jerusalem, hãy để bàn tay phải của ta không còn khéo tay.
Nếu ta không nhớ mi, hãy để lưỡi của ta tách khỏi vòm miệng; nếu ta không coi
Jerusalem hơn niềm vui chính của ta.
Lạy Chúa, hãy nhớ con cái của Edom trong ngày của Jerusalem. Ai đã bảo, hãy
san bằng nó, san bằng cho tới móng của nó.
Ơ con gái Babylon, ai sẽ bị phá hủy; phúc thay người xử với mi như mi đã xử
với chúng ta.
Phúc thay người đã bắt và đã ném các con thơ của mi vào đá. (Thánh vịnh 137)
Những câu thơ đầu của thánh vịnh này được trích dẫn phổ biến ở Israel
như những diễn cảm về tình yêu và vẻ đẹp, trong khi đoạn thơ khát máu bị
khéo bỏ rơi như thứ không thích hợp trong thời hiện đại.
Khi những người Do Thái giạt về Jerusalem, họ sùng kính tàn tích còn
lại của đền thờ. Vào thời Ottoman, bức tường còn lại ở phía tây được những
du khách phương Tây coi là "Nơi Than khóc" và sau đó được gọi là "Bức