bổ đền thờ. Thế nhưng, cuộc nổi loạn chống lại sức mạnh của Roma đã kết
thúc trong thất bại ê chề năm 70 Công nguyên. Josephus Flavius, sử gia
người Roma gốc Do Thái, đã thuật lại những giờ phút cuối cùng của Nhà
Chúa:
Trong lúc đền thánh đang cháy, mọi thứ trong tầm tay đều bị cướp đoạt, và
mười ngàn người bất kể tuổi tác bị bắt và đã bị giết chết không thương xót hoặc
kiêng nể, dù đó là trẻ em, người già, người thế tục hay thày cả, đều bị giết cùng một
cách. [. . .] Ngọn lửa lan xa, vang vọng tiếng rên rỉ của những người bị giết và vì
ngọn đồi thì cao, các công việc ở đền thờ thì rất bề bộn, người ta có thể nghĩ là toàn
thành phố chìm trong lửa. Chẳng ai có thể mường tượng có sự cố nào lớn hơn hoặc
kinh khủng hơn.
Cuộc nổi loạn bị dập tắt năm 73 Công nguyên khi quân Roma chiếm
pháo đài cuối cùng của Do Thái ở Masada, trên bờ Tử hải. Theo trình thuật
nổi tiếng của Josephus, những người bảo vệ quyết tự tử hơn là chịu người
Roma nô dịch. Đó là hành động cuối cùng của sự thách thức và cuồng tín,
"tấm gương sẽ gây ngay thành nỗi sững sờ cho họ trước cái chết của chúng
ta và sự kính nể trước sự dũng cảm của chúng ta". Sau này câu chuyện
Masada trở thành yếu tố chính để tạo huyền thoại của người theo chủ nghĩa
phục quốc Do Thái, với những binh sĩ Israel biến pháo đài thành lời cam
kết bảo vệ nhà nước Do Thái phục hồi.
Đền thờ chẳng bao giờ được tái thiết. Trên khung vòm của Titus ở
Rorne, hình nổi bằng cẩm thạch khắc những người lính lê dương chở cây
đàn nhiều nhánh đi. Thuế đền thờ, thuế đánh trên từng người Do Thái trong
đế chế từ nay được đóng vào kho bạc của Roma. Những đám tro tàn của
cuộc nổi dậy cứ định kỳ vẫn lóe lên. Một loạt cuộc khởi nghĩa của người
Do Thái nổ ra khắp đế chế khi Trajan tự phụ tìm cách chinh phục vùng
Lưỡng Hà và mở rộng đế chế của ông ta tới Vịnh Ba Tư. Người kế vị ông
ta, Hadrian, hòa hoãn với người Parthia, nhưng phải đối mặt với cuộc chiến
thứ hai ở Judea hồi năm 132-135 Công nguyên do Simeon Bar-Kochba lãnh
đạo; sau rồi cũng bị đàn áp. Hadrian cấm người Do Thái bén mảng đến