dân ông ở đó, chúng tôi sẽ có các nhà thờ và các linh mục sẵn sàng để rửa
tội cho họ tất cả".
Nhưng gần một thế kỷ sau, vào Năm Thánh của Giáo hội Roma, các
vai trò đã thay đổi hoàn toàn. Bây giờ Giáo hoàng John Paul II xin tha thứ
(mặc dù ngài phủ nhận trách nhiệm của giáo hội) vì các tội của người Kito
giáo chống lại người Do Thái qua các thời đại. Tại Bức tường phía Tây ở
Jerusalem, ngài cầu nguyện theo kiểu của người Do Thái và trên miếng giấy
nhét vào khe đá của bức tường, ngài viết: "Chúng con hết sức đau buồn vì
hành vi của những người trong quá khứ đã gây bao đau khổ cho con cái
Người, chúng con xin Người thứ tha và nguyện sẽ hết mình sống tình anh
em với dân Giao ước"
Giáo hoàng, người có tên Ba Lan là Karol Wojtyla, đã từng chứng kiến
cuộc chiến tại Ba Lan và ảnh hưởng trực tiếp của cuộc tàn sát người Do
Thái bởi Đức Quốc xã, ngài đã tạo được một sức lôi cuốn mãnh liệt đối với
nhiều người Israel và mang lại một chút hy vọng rằng mối xung khắc hàng
ngàn năm giữa Do Thái giáo và Kito giáo có thể được vượt qua.
Ngài đến thăm Đại sảnh Tưởng niệm ở Yad Vashem, nơi luôn cháy một
ngọn lửa không tắt để ghi nhớ sáu triệu người Do Thái đã bị sát hại, ba triệu
trong số đó bị giết tại quê hương Ba Lan của ngài. Một trong những nhà báo
Do Thái có mặt trong cuộc thăm viếng này, Sever Plotzker, đã thuật lại trên
tờ Yediot Ahlronot: "Tôi muốn thề rằng khi tôi nhìn thấy đôi môi ngài run
run mấp máy tại Đại sảnh Tưởng niệm ở Jerusalem tối qua, tôi thấy ngài
đang thì thầm lời kinh kaddish, lời kinh than khóc của người Do Thái".
★
Khi Palestine chịu đau khổ, Khách sạn Thuộc địa Mỹ sinh động hẳn
lên. Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của những biến động chính trị, các khách
hành hương và du khách đổ ào ra khỏi các khách sạn Israel trong khi các