cổ tin rằng việc cầu nguyện ở các đền thánh tại Jerusalem giành cho tội đồ
sự ân xá kéo dài suốt đời.
Ngày nay người Do Thái ít tới cầu kinh ở Bức Tường phía Tây. Có khi
bạn có thể đánh fax hay gửi e-mail lời cầu nguyện tới Kotel từ hải ngoại, và
các giáo sĩ hứa sẽ thật cẩn trọng đặt các thông điệp giữa các tảng đá lớn của
Herod.
Thời gian làm nên những điều lạ thường ở Jerusalem. Ngày ăn chay
của Hồi giáo trong tháng Ramadan, theo truyền thống được đặt theo thời
biểu của người Jordan, giờ tùy thuộc vào những thất thường của các tương
quan nước ngoài của người Palestine, đôi khi cần lễ hội được sắp xếp với
dịp trăng mới của Saudi Arabia
Khi Israel thay đổi giờ giấc tới lui vào mùa hè, người Palestine vặn
đồng hồ theo ngày khác nhau để tỏ ra sự độc lập. Ngày nghỉ lễ cũng thế,
giữa hai dân tộc cũng khác nhau. Khách hành hương phải chỉnh giờ giấc tùy
theo mình đang ở khu vực nào.
Chẳng lạ gì khi mà Jerusalem được phú cho rất nhiều nơi cầu nguyện.
Một bá tước thấy rằng năm 1994 có 1.072 hội đường Do Thái, 59 nhà thờ
Hồi giáo, 65 thánh đường và 72 tu viện. Vào bất kỳ lúc nào, một số phần
đất của Jerusalem diễn ra nào là đang làm việc, nghỉ ngơi, xung đột hoặc
đang cầu nguyện. Thi sĩ quá cố Israel là Yehuda Amichai đã viết, "Bầu khí
khắp Jerusalem được bão hòa với những lời kinh và giấc mơ. Giống như
bầu khí ở các thành phố công nghiệp thật ngột ngạt".
Trong mọi lời kinh của Do Thái, Hồi giáo, và Kito giáo đều thỉnh cầu
sự hòa bình và châm dứt bằng từ "Amen" nghĩa là "Chờ gì được như vậy."
★