cùng với những người thật sự ngoan đạo, những đoàn lũ chính trị và tội phạm hỗn
loạn, trong chính cơn khủng hoảng của mùa Xuân Phục sinh.
Mùa lễ hội tôn giáo vẫn còn, dưới sự cai trị của Israel, thời cảnh giác
cao. Hàng cảnh sát trật tự chia Jerusalem từ Bờ Tây được tăng cường. Các
cư dân của Bờ Tây thường được giữ ở bên ngoài Jerusalem hết lễ Vượt qua.
Trong cuốn Nhà nước Do Thái, Herlz đã hình dung nước Do Thái bố trí
lính gác vào dịp lễ quanh các vùng đất thánh của Kito giáo. “Đội lính gác
danh dự này là biểu tượng đặc biệt của giải pháp cho vấn đề Do Thái sau
mười tám thế kỷ sự chịu đựng của Do Thái”. Ông không đề cập tới những
khu Hồi giáo. Trong nước Do Thái hiện đại, lực lượng an ninh làm nhiệm
vụ canh phòng hơn là danh dự ở những nơi tôn nghiêm thánh thiêng. Họ
không mặc quân phục nhưng mặc áo chống đạn; binh lính không giương
cao các tiêu chuẩn nghi thức nhưng lăm lăm cây dùi cui, súng phòng hơi
cay, và súng trường.
Jerusalem được ních đầy đủ tộc người. Từ bốn phương trời các Kito
hữu lũ lượt kéo về: Người Nga, người Cypriot, người Indonesia, người Mỹ,
và nhiều nữa. Lễ Vượt qua là mùa hành hương chính của người Do Thái, họ
để vào thành phố từ khắp Israel và Diaspora. Các tín đồ Hồi giáo xem
chừng có ý nghĩ đúng: họ đi ra khỏi thành phố- đến chỗ thoáng mát của
những ngọn đồi của Nebi Musa.
Mỗi nhóm chỉ thấy Jerusalem là của riêng. Người Do Thái hát vang
trên đường tới Bức Tường phía Tây lòng dạt dào niềm kiêu hãnh khi thấy
các màu sắc Israel tung bay từ các tòa nhà. Các Kito hữu lê bước lên Via
Dolorosa, hát những bài thánh ca qua khu chợ của Hồi giáo và sấp mình ở
Calvary lòng đầy những mường tượng về Jesus. Một số người diễn lại cảnh
Thương khó ăn mặc như binh lính Roma đeo những thanh gươm bằng nhựa
dẻo, và trố mắt nhìn Jesus vác thập giá với dòng phẩm đỏ từ mạo gai của
Ngài. Một phụ nữ hét to vào những chủ cửa hiệu người Ả Rập đang bối rối:
"Hãy xem điều các người làm cho ngài. Tại sao các người làm điều đó?"