. Được UNESCO công nhận là một Địa chỉ Di sản Thế giới vào năm
2015, Vườn Bách thảo Singapore rất được dân địa phương yêu thích, giống
như Công viên Trung tâm đối với người New York và Công viên Hyde đối
với người London. Một ốc đảo xanh tươi ở giữa đảo quốc, mọc đầy những
mẫu cây cỏ tuyệt diệu, những cột trụ thời thuộc địa, và một trong những bộ
sưu tập phong lan tuyệt vời nhất trái đất, không có gì đáng ngạc nhiên khi
có quá nhiều người Singapore lại muốn rải chút tro của mình ở đây. Tất
nhiên là phải bí mật, bởi vì điều này là phạm pháp. (Chẳng ai thoát được
luật pháp Singapore, kể cả người chết.)
. “Nếu đã đọc truyện Cô bạn gái Trung Hoa giàu có, bạn đã biết
pontianak nghĩa là gì. Nhưng trong trường hợp bạn chưa đọc (mà thế quái
nào bạn lại chưa đọc vậy?), hãy cho phép tiến sĩ Sandi Tan, nhà nghiên cứu
pontianak tiên phong của thế giới, giải thích cho bạn: “Một tổng hợp ma cà
rồng-thần rừng nữ, thường hiện hình dưới dạng thiếu nữ duyên dáng mặc
sarong, trú trong các góc tối tăm của rừng già Đông Nam Á. Khi hiện
nguyên hình, mụ sẽ để lộ: thịt xám ngoét thối rữa, răng lởm chởm, nhiều
móng vuốt, kèm theo mùi hôi thối. Con mồi truyền thống của mụ là bào
thai chưa sinh của phụ nữ có mang, ăn tại chỗ, mặc dù khi gặp cơn đói dữ
dội thì bất cứ người sống nào—kể cả các cụ ông dai ngoách chả có miếng
thịt nào—cũng được. Có thể triệu hồi mụ lên bằng cách buộc một sợi dây
màu trắng giữa hai cây chuối cạnh nhau và đọc lên lựa chọn của mình,
nhưng mụ làm được nhiều thứ hơn là một tổng đài độc lập.
Đừng nhầm với những người bà con vùng nông thôn thiếu lịch sự của mụ,
cũng là những nữ quỷ hút máu, penanggalan (quỷ cái không xác biết bay có
mái tóc dài không gội và những chuỗi lòng đầy thịt) và pelesit (một nô lệ
đa năng, cực kỳ trung thành, tận tụy với pháp sư, không có chủ kiến.”
. Tiếng Quảng Đông là “Bà có khỏe không?”
. Được trồng trên núi Vũ Di thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, đại hồng
bào—nghĩa là chiếc áo choàng lớn màu đỏ—là một trong những loại trà