• Bạn nhận thấy công chúng ngày càng quan tâm đến thương hiệu của bạn đến mức
chỉ riêng điều này đã khiến sự kiện trở nên đáng giá.
• Bạn có doanh số tăng đủ để đánh giá khoản đầu tư khi thông qua sự kiện để giới
thiệu về mình cho người tiêu dùng và trở thành thương hiệu dẫn đầu.
• Bạn có thể đẩy mạnh doanh số bằng cách sử dụng sự kiện như một hình thức quảng
cáo, bằng cách chiêu đãi khách hàng tại sự kiện đó, hay thông qua sự kiện tặng
thưởng cho các nhân viên bán hàng.
• Thậm chí bạn có thể thấy tài trợ đáng giá đơn giản vì nó giúp bạn thắt chặt mối quan
hệ với những người có ảnh hưởng nhất tới công việc kinh doanh, cả trong và ngoài
công ty.
Có thể thanh toán tài trợ theo một hay nhiều cách, nhưng phải chắc chắn rằng kết quả
thu được từ tài trợ đủ để thanh toán tài trợ. Ở John Hancock, chúng tôi không chỉ
dành thời gian và tiền bạc để xúc tiến các chương trình tài trợ, mà còn dành thời gian
và tiền bạc để đánh giá những tác động của chúng. Chúng tôi tin nếu bạn không thể
chứng minh chương trình tài trợ nhất định đang mang lại hiệu quả cho thương hiệu
của mình, thì đúng là nó không mang lại hiệu quả thật và bạn phải dừng tham gia tài
trợ.
Marketing sự kiện không phải là một việc dễ làm mà nguyên tắc của nó rất khắt khe:
Chỉ lựa chọn những chương trình có thể mang lại danh tiếng cho thương hiệu của bạn,
đàm phán cương quyết để bảo vệ giá trị của tài trợ, sử dụng nó để tạo nền tảng cho
chương trình marketing nhất quán, quảng cáo ngay cả trong thời gian không diễn ra sự
kiện, đảm bảo rằng việc marketing đem lại cho bạn một khoản lợi nhuận thực sự và
hãy chia tay với chương trình tài trợ nếu nó không làm được điều đó.
Đừng để bầu không khí giống ở rạp xiếc vây quanh hầu hết các chương trình tài trợ
đánh lừa bạn, khiến bạn nghĩ rằng đó là một ngày ở rạp xiếc. Trước tiên và trên hết,
tài trợ là một công việc kinh doanh, và nếu càng xem xét nghiêm túc theo cách đó,