họ ngồi uống cả ngày ở các bữa tiệc cổng sau và dù sao cũng không thể đọc được biển
hiệu của bạn. Rút cục, bạn mất cả một gia tài để chỉ còn lại những người tỉnh táo đọc
biển quảng cáo của mình.
Một kiểu đầu tư tồi tệ nhất là gắn tên mình lên toà nhà. Tôi biết nhiều tập đoàn đã chi
tiền triệu để đặt tên các sân vận động theo tên họ, và thể thao nhà nghề giờ đây đầy
rẫy những điểm đến có tên lãng mạn như Enron Field.
Trong một cuộc khảo sát John Hancock thực hiện, chúng tôi phát hiện ra rằng chỉ có
15% người tiêu dùng cho rằng đặt tên một sân vận động theo tên của công ty bạn
khiến họ muốn mua sản phẩm của bạn hơn. Nhưng hơn gấp đôi số người ấy trả lời
rằng họ thực sự khó chịu khi một công ty lấy tên mình đặt cho các sân đấu. Tôi cược
là chúng ta khiến họ khó chịu gấp đôi nếu nhắc họ nhớ món bánh khoai tây rán với
pho mát dẻo bán quá đắt tại sân vận động, hay khi đội nhà chơi quá dở.
Tên tuổi của bạn có thể được nhận biết sau hợp đồng với sân vận động, nhưng nhiều
khả năng tên tuổi ấy chẳng mấy hấp dẫn.
Nếu nhiều nhà tài trợ đặt mục tiêu quá thấp, thì cũng có một số người lại đặt mục tiêu
quá cao. Chẳng hạn IBM từng quyết định coi Thế vận hội Olympic ở Atlanta như một
cơ hội phô trương công nghệ trước toàn thế giới. Là nhà cung cấp công nghệ chính
thức của thế vận hội, họ quyết định tạo hệ thống mạng máy tính tạm thời lớn nhất
trong lịch sử nhân loại. Bạn phải tín nhiệm IBM vì sự dũng cảm của họ.
Tuy nhiên, IBM không thực hiện được như đã hứa hẹn. Trục trặc kỹ thuật xảy ra ở
chính hệ thống IBM, một hệ thống được cho là chuyển tải được những thông tin tức
thời cho các hãng truyền thông quốc tế để phổ biến toàn thế giới. Không may, những
trục trặc này vô lý đến mức các phóng viên không thể chấp nhận được. Một võ sĩ
quyền Anh được mô tả là cao 0,6 mét; một người khác lại cao 6,4 mét. Hệ thống
không đưa ra được kết quả các trận đấu đã diễn ra, nhưng lại công bố rằng một người
Đan Mạch và một người Australia đã lập kỷ lục thế giới mới trong một cuộc đua xe
đạp chưa diễn ra.