người ở mọi vị trí đều bắt đầu có tầm nhìn rộng lớn hơn và thấy có trách nhiệm với
thương hiệu trong công việc của riêng mình. Kết quả cộng lại có thể thực sự là một lợi
thế to lớn trong thị trường: 1.000 hay 10.000 người, trong đó mỗi người cộng thêm giá
trị cho thương hiệu mỗi ngày.
Các công ty trở thành những thương hiệu nổi tiếng không đơn giản chỉ bằng cách bám
vào tác dụng mong manh của một vài chương trình quảng cáo truyền hình sáng giá.
Họ trở thành những thương hiệu hàng đầu vì mỗi liên hệ mà một người tiêu dùng có
với công ty, từ việc gọi đến số điện thoại cung cấp thông tin miễn phí đến việc quan
tâm mua sản phẩm và dùng nó, là niềm thích thú bất tận.
Điều này chỉ xảy ra khi mỗi người từ khâu thiết kế đến gửi hàng trở thành một chuyên
gia quan tâm và chăm sóc đến thương hiệu. Và điều đó chỉ xảy ra khi nhà điều hành
thuyết phục họ rằng dù họ có làm gì, thương hiệu là phần quan trọng nhất của công
việc.
THỊT BÒ TƯƠI NGƯỢC VỚI THỊT BÒ ÔI
Khi còn là một cậu bé, gia đình tôi sở hữu một quầy tạp phẩm ở Utica, New York.
Giao dịch với các nhà cung cấp thường đòi hỏi phải rất khéo léo. Các siêu thị trở nên
phổ biến và bởi chỉ là một cửa hàng nhỏ, chúng tôi chịu tương đối ít tác động của lực
đòn bẩy. Đặc biệt, nhà cung cấp thịt của chúng tôi là một vấn đề. Họ bán phần thịt
ngon nhất cho siêu thị và sau đó cố gắng dồn hết những thứ sắp hỏng cho những cửa
hàng kinh doanh nhỏ như chúng tôi.
Để họ không thể tiếp tục làm việc này, chúng tôi không đặt hàng qua điện thoại.
Chúng tôi đích thân đến nhà máy đóng gói thịt hai lần một tuần để tự chọn hàng. Dĩ
nhiên, kho chứa thịt rất lạnh, bạn không thể đơn giản chỉ ngửi mà biết phần thịt nào
sắp hỏng, nhưng bà tôi lại có khả năng nhận biết điều này rất giỏi. Bà có thể thậm chí
nếm mà biết có vi khuẩn trên một miếng thịt ôi. Nó làm cho lưỡi bà ngứa ran lên.
Tôi đã phải miễn cưỡng làm vậy vì về mặt di truyền học tôi cũng có khả năng giống