Control Data còn quyết định sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội bằng cách trao đổi hàng hóa
với các nước kém khả năng về công nghệ trên thế giới. Hãng đã gửi máy tính trị giá
hàng triệu đô la đến Trung Quốc và các nước thuộc Xô viết để đổi lấy những đồ đồng
nát như thiếp mừng lễ Giáng sinh do Nga sản xuất và rượu vang Nam tư. Điều này có
nghĩa là công ty sẽ thường xuyên bị phân tán khi phải vất vả tống khứ những thứ
chẳng liên quan gì đến việc kinh doanh máy tính, trong đó có cả thứ mà tôi rất thích -
rất nhiều hộp đựng súng săn của Liên xô.
Thực ra súng săn là loại súng tương đối tốt nhưng hầu như không có giá trị gì trên thị
trường vì chẳng thể kiếm các bộ phận thay thế cho chúng. Hơn nữa, Liên xô vừa xâm
lược Afghanistan, điều này chẳng làm cho họ nổi tiếng thêm. Control Data đã có quá
nhiều súng cần tống tiễn vậy là họ bắt đầu quảng cáo trong căng tin rằng họ sẵn sàng
bán chúng cho nhân viên. Bạn biết đấy, niềm tin vào công ty mà bạn đang làm việc
bắt đầu bị xói mòn đôi chút khi họ chào bán những khẩu súng săn Liên xô rẻ tiền
trong căng tin.
Dần dần, những hành động ngu ngốc này đã làm mai một thương hiệu Control Data
từng nổi tiếng một thời.
Cuốn hồi ký của người kế nhiệm tập đoàn Control Data đã đề cập đầy đủ vấn đề này.
Nó thuật lại việc Control Data mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh được thiết kế để
cung cấp dịch vụ cho những người bị thiệt thòi và sau đó chỉ ra rằng, “Vào đầu những
năm 1980, có lẽ những công việc kinh doanh nhỏ này đã khiến Control Data được
nhiều người biết đến nhất cho dù máy tính và các thiết bị ngoại vi đóng vai trò chủ
yếu đem lại lợi nhuận cho công ty.”
Nói cách khác, ý nghĩa thương hiệu hiện giờ đang ở về một phía của căn phòng và
việc kinh doanh nuôi dưỡng công ty lại ở một phía khác. Căn bệnh tâm thần phân liệt
như thế này không thể tồn tại được bởi mọi người chỉ đi theo thương hiệu. Cái gì tụt
lại phía sau chắc chắn sẽ tự bị mất đi.
Rất nhiều người tin rằng bởi ban lãnh đạo của Control Data nói rằng thương hiệu là để