Sai lầm lớn nhất cuối cùng của các điều hành gia cao cấp không xem thương hiệu là
nhiệm vụ hàng đầu của mình, là không nhận thấy ý nghĩa của thương hiệu và đánh
mất quyền điều khiển công ty trong quá trình quản lý.
Tập đoàn Control Data, với một số bộ phận còn tồn tại đến nay dưới một cái tên khác,
một thời là tập đoàn máy tính khổng lồ, đối thủ cạnh tranh của IBM. Đây là một công
ty mạnh đầy nhân tài, trong đó có cả sáng lập viên William Norris và nhà thiết kế siêu
máy tính huyền thoại Seymour Cray. Công ty rất thành công trong những năm 1960 và
1970 trong việc bán các máy tính siêu tốc cho chính phủ và ngành công nghiệp.
Sau đó, cuộc xung đột chủng tộc xảy ra vào mùa hè năm 1967. Đây là cuộc xung đột
có ảnh hưởng sâu sắc đến ban quản lý có tư tưởng xã hội của công ty. Họ quyết định
rằng Tập đoàn Control Data sẽ sử dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu chưa được
thỏa mãn của xã hội.
Tuy nhiên, đáng tiếc là những hoạt động mang tính xã hội của Control Data không chỉ
giới hạn trong vườn- hoạt động từ thiện, viết séc, làm điệu để chụp vài kiểu ảnh rồi ra
về. Họ thực sự chuẩn bị để mở rộng hoạt động kinh doanh bao gồm cả những dự án
công ích cho xã hội ở những lĩnh vực mà công ty mới chỉ biết rất ít.
Chẳng hạn, công ty chi gần một triệu đô la Mỹ, bằng lợi nhuận hoạt động nhiều năm
của các ban máy tính để thiết lập hệ thống PLATO, một hệ thống giáo dục tương tác
được thiết kế để chạy trên các máy chủ của Control Data. Vấn đề là thị trường giáo
dục truyền thống không đủ khả năng mua những phần cứng đắt tiền để kết nối được
với hệ thống Plato.
Một chương trình khác, được báo chí gọi tên là “ô tô cho tù nhân” được thực hiện khi
công ty phát hiện thấy rằng những người vừa ra tù thường gặp khó khăn để giữ việc
làm vì họ không có phương tiện đến chỗ làm. Vì vậy công ty đã quyết định cho họ
thuê các ô tô đã qua sử dụng với giá rẻ. Thật ngạc nhiên, những kẻ từng bị kết tội đã
ăn cắp 34 chiếc ô tô và Control Data trở thành trò cười trước thiên hạ.