thương hiệu mạnh hơn, nó đã trở thành Travelers và khi Travelers sáp nhập với
Citicorp, nó đã trở thành Tập đoàn Citigroup, thương hiệu mạnh nhất.
Theo định nghĩa, sáp nhập bao hàm cả những xung đột gay gắt về văn hoá. Vì các
công ty sáp nhập ngày càng mang tính xuyên quốc gia (ví dụ: Equitable trở thành
AXA Finantial - một công ty dịch vụ tài chính và Chrysler trở thành DaimlerChrysler
– hãng xe hơi hàng đầu thế giới) và bởi vì những công ty sáp nhập này kết nối những
thương hiệu kinh tế mới với những thương hiệu kinh tế mạnh cũ (ví dụ: AOL - công
ty dịch vụ Web toàn cầu mua Time Warner, công ty cung cấp phương tiện giải trí và
truyền thông toàn cầu), những xung đột gay gắt chỉ ngày một trở nên khó kiểm soát.
Nhiều tập đoàn dù đang ổn định vẫn tự cảm thấy hoang mang trước giá trị của rất
nhiều thương hiệu có ý nghĩa khác nhau. Bạn có cho phép một thương hiệu bao lấp
một thương hiệu khác không? Liệu thương hiệu chiếm ưu thế có đủ sự mềm dẻo để
bao lấp cả công việc kinh doanh vừa được sáp nhập kia không? Khi một thương hiệu
có tiếng ở Pháp, nhưng chưa được biết đến ở Mỹ, mua một thương hiệu mạnh ở Mỹ,
bạn sẽ dùng thương hiệu nào? Bạn định sẽ duy trì hai thương hiệu riêng biệt? Hay bạn
bỏ cả hai thương hiệu và tạo một cái mới?
Tuy nhiên, thường khi đã đến vòng đàm phán cuối cùng với đối tác trong một thương
vụ sáp nhập, người ta sẽ quan tâm đến việc xe ô tô của các giám đốc điều hành là
Mercedes hay Cadillacs giống như quan tâm đến cái tên của công ty mới là gì.
Không có câu trả lời xác đáng nào cho câu hỏi một thương hiệu hay những thương
hiệu nào sẽ là chủ đạo trong một công ty sáp nhập. Dù sao đây cũng là một quyết định
quan trọng, và việc đưa ra quyết định này sẽ không được liên quan gì đến vấn đề
chính trị nội bộ. Làm hài lòng người tiêu dùng sẽ là mối quan tâm duy nhất của giám
đốc điều hành. Những thương hiệu còn tồn tại sẽ là những thương hiệu có ý nghĩa
nhất đối với người tiêu dùng.
ĐỪNG QUÊN Ý NGHĨA CỦA THƯƠNG HIỆU