như vậy. Vậy là khi bà đã quá già và quá yếu không thể đến được lò mổ, ông tôi đã
đem tôi theo. Tôi lúc đó chỉ khoảng 4 hoặc 5 tuổi nhưng đã phải một tuần hai lần dậy
vào lúc năm giờ sáng để đi liếm thịt lợn, hai mặt miếng thịt bò và thịt cừu. Một gã mặc
áo choàng trắng sẽ chỉ vào một miếng thịt bò và tôi sẽ phải đi nếm thử và nhiều lần tôi
đã lắc đầu không đồng ý. Như bạn có thể tưởng tượng, những gã đàn ông mặc áo
choàng trắng ghét tôi. Họ thường gọi tôi là “Thằng bé liếm hỗn xược”.
Ông tôi đã mang sẵn theo con dấu hiệu "D'Alessandro Store" - cửa hàng
D'Alessandro. Khi tôi đồng ý một miếng thịt, ông sẽ đóng dấu vào và như thế nhà
cung cấp sau đó không thể đổi miếng thịt được. Vào cuối “phiên liếm”, tôi sẽ nhận
được một phần thưởng - một chiếc bánh mỳ kẹp xúc xích vẫn còn ấm, vừa mới được
làm từ một trong những chiếc máy của họ.
Dù tin hay không, tôi thường nghĩ rằng đó là việc tập dượt có ích cho cuộc sống kinh
doanh. Dấu ấn của thương hiệu được ghi trên mọi thứ mà một công ty sản xuất ra. Và
nhất cử nhất động, nhà điều hành phải xem xét xem liệu anh ta đã đóng dấu lên một
thứ đã hỏng hay một thứ có giá trị. Đôi khi, bằng chứng rất phong phú dù theo cách
này hay cách khác. Tuy nhiên, thường thì chỉ có bản năng có thể giúp cho bạn có câu
trả lời chính xác.
Điều thực sự quan trọng là việc hỏi. “Điều này sẽ giúp hay sẽ làm hại thương hiệu?”,
đây là câu thần chú hữu ích nhất chốn thương trường. Nó là lăng kính mà qua đó mọi
quyết định kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều có thể và nên được đưa ra.
Theo cách này, một doanh nghiệp biết tập trung vào chất lượng của thương hiệu là
một doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng phải làm hài lòng nhân viên, cổ đông,
người tiêu dùng hiện tại và tương lai, ban giám đốc, các nhà quản lý pháp luật, và các
đối tác liên doanh tiềm năng – nói cách khác, đó là những khán giả quyết định số
phận của công ty.
Trong một thế giới thương mại có vẻ như luôn mời gọi sự ích kỷ và hướng đến trung
tâm, một doanh nghiệp lấy thương hiệu làm cơ sở phải có tầm nhìn xa và thường phải