QUY TẮC #4
Nếu muốn quảng cáo lớn, hãy sẵn sàng chiến đấu vì nó
Nếu chỉ để biết thương hiệu của bạn đại diện cho cái gì thì chưa đủ. Một thương hiệu
phải có tiếng nói trong chương trình quảng cáo nó. Với điều này, nói thường dễ hơn
làm. Người tiêu dùng bị các thông điệp quảng cáo tấn công dồn dập đến nỗi giờ đây
họ lãnh cảm với chúng. Chỉ quảng cáo nào có phong cách khác biệt nhất mới vượt
qua được ra-đa của họ.
Thật không may, hầu hết các chương trình quảng cáo lại không có gì khác biệt. Chúng
là một chuỗi quảng cáo rập khuôn không có cá tính. Chúng ta lướt qua các kênh và
bỏ qua những đoạn quảng cáo này: quảng cáo dịch vụ tài chính với cảnh cô dâu đi
xuống cầu thang, khách mời ném gạo và tiếng một người nói về lập kế hoạch cho
những khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc sống; quảng cáo ô tô với một chiếc xe lượn
vòng quanh núi và dừng lại trên cao nguyên bằng phẳng; quảng cáo sản phẩm làm
sạch với những con thỏ hoạt hình chạy xe cút kít, dưới chân dòng khẩu hiệu vô cảm
trên màn hình.
Thay vì phải xem tất cả những chương trình dễ sợ này chỉ để biết nội dung, tôi tự tiêu
khiển bằng cách cố tưởng tượng cảnh cuộc họp sẽ diễn ra như thế nào khi cái chương
trình ấy được phê duyệt. Thường thì các chương trình quảng cáo kém hiệu quả có
cùng một nguyên nhân: đó là các mối quan hệ hợp tác không chặt chẽ giữa các công
ty quảng cáo và người phụ trách quảng cáo của các công ty.
THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG KẺ NỊNH BỢ
Với người xây dựng thương hiệu, một trong những sai sót lớn nhất có thể phạm phải là
cho rằng các công ty quảng cáo muốn giúp bạn xây thương hiệu và bán sản phẩm.
Đừng khờ khạo thế, cái họ thực sự muốn là giữ bạn làm một khách hàng trả phí càng
lâu càng tốt. Đặc điểm chung của ngành kinh doanh quảng cáo là sự tâng bốc. Nhiều