bắp rang bơ ngon hơn”. Không, Orville nói, chúng được khởi đầu bằng một cái tên
khác và giờ đây ông muốn đặt tên mình lên bao bì sản phẩm.
Orville không chi nhiều tiền cho quảng cáo. Ông muốn một công ty giúp ông thu hút
được sự quan tâm của công chúng. Vì vậy, chúng tôi tổ chức một bữa tiệc lớn ở New
York, mời hàng trăm nhà phê bình ẩm thực. Giữa buổi tiệc, chúng tôi đã giới thiệu
Orville và ông phát biểu ngắn gọn về việc nổ ngô.
Chúng tôi thật sự ngạc nhiên khi tất cả các nhà phê bình ẩm thực đều đã mệt nhoài và
được cho là sành điệu của thành phố New York lại nhận thấy ý tưởng này thú vị. Thật
bất ngờ, tất cả các báo và tạp chí ở Mỹ đều viết về cuộc kiếm tìm món bắp rang bơ
ngon nhất thế giới dai dẳng của Orville. Không chỉ có vậy, cả siêu thị và người tiêu
dùng đều tán thưởng với ý tưởng đó. Đây chính là điểm khởi đầu cho một cuộc sống
hoàn toàn mới của Orville Redenbacher, con người đã trở thành biểu tượng văn hóa
bắp rang bơ. Chỉ vài năm sau đó, ông nhượng công việc kinh doanh cho Hunt-
Wesson và kiếm được bộn tiền.
Nếu đây là một bộ phim Hollywood thì bây giờ tôi có thể nói rằng ông già đáng kính
này đã khiến tôi phải mở to cặp mắt non nớt của mình trước một sự thật ấn tượng:
Chất lượng luôn chiến thắng trên thị trường. Nhưng thực ra đây không phải là bài học
tôi có được từ trải nghiệm này. Xin lỗi, Orville, nhưng tôi luôn nghi ngờ rằng liệu
những chỉ dẫn chính xác đến kinh ngạc về việc nổ ngô có quan trọng như những phần
ngô ông cho vào lọ không.
Bài học thực tế Orville dạy tôi là một thương hiệu tốt sẽ đủ sức vượt qua bất kỳ
nguyên do hay yếu tố nào trên thị trường. Người tiêu dùng sẵn sàng trả một khoản tiền
lớn để mua bắp rang bơ của ông, nhưng theo tôi, không phải vì sản phẩm có nét đặc
trưng khác biệt và hiển nhiên càng không phải vì họ tiết kiệm được một ít tiền khi loại
bớt được những “gái già” không nổ nếu mua bắp rang bơ của ông. Thay vào đó, họ
mua ngô của Orville vì họ thấy Orville đáng mến.
Những gì Orville Redenbacher làm là định nghĩa hoàn hảo về thương hiệu: ông chọn