từ sự kiện càng tốt.
Vì vậy chúng tôi kết thúc đàm phán với công ty marketing thể thao và gọi điện trực
tiếp cho các vận động viên. Tôi nói với họ “Đại lý của anh nói với tôi rằng anh từ
chối không tham gia giải Marathon Boston vì anh không thích hướng dẫn môn chạy
cho bọn trẻ”. Rất nhiều vận động viên ngạc nhiên khi biết điều này, và họ quyết định
không nghe theo đại lý và đến Boston.
Lời khuyên của tôi là: Nếu một sự kiện được một công ty marketing thể thao kiểm soát
– hay nói cách khác, nếu công ty ấy đại diện cho không chỉ vận động viên mà cả
quyền tài trợ và quảng cáo trên truyền hình - bạn không chỉ đi mà phải chạy thật
nhanh để tránh xa sự kiện đó. Đơn giản vì họ đã có toàn bộ quân bài và bạn sẽ bị lợi
dụng bằng nhiều cách hơn bạn nghĩ.
TÌM KIẾM SỰ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC
Trong những sự kiện tốt nhất, có sự cân bằng quyền lực giữa người tổ chức sự kiện,
nhà tài trợ, các vận động viên và hãng truyền hình. Nếu không có sự cân bằng đó,
chắc chắn sẽ có người giết chết con ngỗng đẻ trứng vàng bằng việc quảng cáo quá
mức hay bằng các vụ bê bối.
Thế vận hội Olympic là một ví dụ hoàn hảo về một sự kiện mà ở đó một người chơi
có quá nhiều quyền lực - đó là người tổ chức sự kiện, Uỷ ban Olympic quốc tế - IOC.
Khi vụ bê bối về việc lựa chọn thành phố đăng cai của IOC xảy ra cuối năm 1998, rất
nhiều người ngoài chương trình vận động cho Olympic đã ngạc nhiên khi biết rằng
không một ai kể cả các uỷ ban Olympic quốc gia, các liên đoàn thể thao riêng biệt và
cả các vận động viên được tham gia bỏ phiếu trong khi họ là thành viên của IOC. Đây
là một cơ quan hoàn toàn tự quyết và một khi có thành viên thì các thành viên sẽ ngồi
đó cho tới lúc thọ 80 tuổi mà không bao giờ được bầu lại. Đây cũng là một cơ quan tự
ra chính sách, không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ chính phủ nào, một cơ quan bí
mật đến mức nó ngăn cản cả giới báo chí tham gia vào các cuộc họp và thậm chí
không xuất bản báo cáo hàng năm để công chúng xem xét sổ sách của họ. Không ai